31 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh Của Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan

Tên tuổi của ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã vĩnh viễn gắn liền với nhau trong cuộc cách mạng dân chủ, mở đầu cho kỷ nguyên phá đổ hàng loạt các chế độ độc tài Cộng sản bằng sức mạnh quần chúng vào cuối thế kỷ 20. Khởi đầu từ xưởng đóng tàu Lênin tại thành phố Gdansk, cuộc cách mạng dân chủ đã nhen nhúm trong hơn một thập niên cầm cự dưới những đàn áp và khủng bố của đảng Cộng sản Ba Lan, ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã tạo được sức bật mạnh mẽ vào tháng 8-1988 khi 400 ngàn người tham gia vào cuộc đình công tại Thủ đô Warsaw, khiến cho toàn bộ xã hội bị tê liệt, đẩy đảng Cộng sản Ba Lan phải thoái lui nhượng bộ. Sự thoái lui này đã như định mệnh an bài làm rúng động các chế độ độc tài Cộng sản trong khối Đông Âu và đua nhau sụp đổ hàng loạt vào năm 1989. Ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã đánh sập một huyền thoại kéo dài trong nhiều năm, đó là: khó có thể lật đổ một chế độ cộng sản khi nó đã nắm chính quyền. Nay thì huyền thoại đó không còn nữa, nó đã lần lượt bị đốn ngã bởi phương thức đối đầu bất bạo động đã được áp dụng tinh vi và tài tình tại Ba Lan cũng như tại nhiều quốc gia Cộng sản tại Đông Âu trong thập niên 80 của thế kỷ 20.

14 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh Của Mục Sư Martin Luther King, Jr.

Mục sư Martin Luther King, Jr là một trong 10 thánh tử đạo của thế kỷ 20, được tạc tượng trên Great West Wall của Điện Westminster tại Luân Đôn, nơi ghi dấu những vĩ nhân của nhân loại. Không những thế, Mục sư King là người Mỹ đa đen đầu tiên và có lẽ là người duy nhất hiện nay được nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung tôn kính với những công lao thúc đẩy sự tiến bộ về nhân quyền nhằm chống lại tình trạng nghèo khó, nô lệ và đối xử bất công đối với người da đen tại Mỹ trong thập niên đầu của thế kỷ 20. Mục sư King còn được coi là người đã tiếp tục cổ xúy tinh thần đối đầu bất bạo động bằng lòng khoan dung của Mahatma Gandhi trong phong trào vận động dân quyền tại Hoa Kỳ.

Mục sư Martin Luther King Jr sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Ông là con cả của Mục sư Martin Luther King, Sr. Năm 1948, sau khi tốt nghiệp cử nhân tại đại học Morehouse, Mục sư King, Jr đã tiếp tục học cử nhân thần học tại Viện Thần Học Crozer, tiểu bang Pennsylvania. Tháng 9 năm 1951, ông ghi danh vào chương trình Tiến sĩ tại đại học Boston và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Thần Học năm 1955. Trong thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, Mục sư Martin Luther King, Jr đã kết hôn với cô Coretta Scott vào tháng 6 năm 1952, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động về dân quyền và trở thành thành viên trong ban lãnh đạo National Association for the Advancement of Coloured People (NAACP). Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông cùng vợ dọn về sống tại tiểu bang Alabama. Tại đây ông trở thành mục sư Baptist, quản nhiệm Dexter Avenue Baptist Church tại thành phố Montgomery - nơi đã trở thành cái nôi của các cuộc vận động cho phong trào dân quyền trên toàn quốc Hoa Kỳ sau này.

12 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Bất Phục Tùng Dân Sự Trong Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

Khi bất mãn những chính sách cai trị của một chế độ, người dân thường có cách phản ứng chống đối khác nhau. Những người can đảm và tích cực thì viết thỉnh nguyện thư, viết bài để trình bày quan điểm bất đồng của mình. Cao hơn một chút là tuyệt thực, tọa kháng hay là vận động nhiều người cùng cảnh ngộ tham gia biểu tình, đình công, lãng công để đòi những cơ quan liên hệ phải giải quyết. Những người dân bình thường, vì e ngại sự trả thù của công an mật vụ và vì những ràng buộc của gia đình và người thân xung quanh, đã giữ kín sự bất mãn trong lòng. Họ thuộc diện đa số và là đám đông thầm lặng vì chưa nhìn ra lối thoát của những phản kháng khi trong tay không có một vũ khí chống đỡ, nhưng sẵn sàng bùng nổ khi có yếu tố châm ngòi đúng lúc.

07 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh của Thánh Gandhi

Mahatma Gandhi còn gọi là Thánh Cam Địa, nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamachand Gandhi, sinh vào ngày 2 tháng 10 năm 1869 trong một gia đình theo Ấn Độ Giáo tại tỉnh Gujarat, Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập và đứng đầu đảng Quốc Dân Đại Hội Ấn (Indian National Congress) vào năm 1921, ông đã được dân Ấn tôn vinh với tên gọi là Mahatma có ý nghĩa là vĩ nhân hay đại nhân. Mặc dù ông không hài lòng với tên gọi này, nhưng đa số vì quý mến ông nên danh hiệu Mahatma Gandhi vẫn thường được dùng hơn là tên Mohandas Gandhi. Bằng phương pháp bất bạo động và bất hợp tác, Mahatma Gandhi đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh (1914-1947); cũng như đã khích lệ hàng triệu người dân bị đô hộ khác đứng lên đấu tranh chống lại các chế độ thuộc địa, giành lại độc lập trong nhiều thập niên vừa qua. Mahatma Gandhi còn được biết đến như một nhà hiền triết với tư tưởng "bất bạo lực" hay còn gọi là "bất hại" dựa trên nền tảng "chấp trì chân lý", tiếng Phạn gọi là Satyagraha. Theo Gandhi, Chấp trì chân lý không phải là năng lực vật chất mà là một năng lực tâm linh thanh tịnh. Nó là thể chất của linh hồn. Linh hồn bao gồm trí huệ. Ngọn lửa của lòng từ bi bùng cháy trong nó. Nếu một người nào đó làm tổn thương ta vì vô minh thì ta thắng lại họ bằng tình thương. Bất bạo động hay bất hại là nguyên lý tối cao, dựa trên năng lực của lòng yêu thương . Một người tin vào chấp trì chân lý sẽ không bao giờ dùng bạo lực.