30 tháng 9, 2004

Đông Âu và Việt Nam

Tháng 6 năm 1989, bắt đầu từ Ba Lan, trận bão "Dân chủ" đã thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, quét sạch thành trì vô sản chuyên chính do Stlalin xây dựng vào những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến, tính đến nay đúng 15 năm. Trong 15 năm qua, từ những quốc gia cộng sản nằm trong gọng kềm của cựu đế quốc Liên Xô, khối các nước Đông Âu đã không chỉ tẩy xóa xong những tỳ vết vô sản mà còn bắt đầu bước vào hàng ngũ của 25 nước trong khối Âu Châu tiến bộ. Trận bão dân chủ đã xảy ra quá ngoạn mục, trong khoảng thời gian kỷ lục từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1989, nên nhân loại đã chỉ nhớ đến những cuộc xuống đường rầm rộ từ vài chục ngàn người rồi lên đến hàng trăm ngàn người như những giòng nước lũ đã đẩy các đảng cộng sản tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Đông Đức và Lỗ Ma Ni đi đến chỗ tự tan rã.

Thật ra thì trận bão nói trên chỉ là kết quả sau cùng của những cơn địa chấn đã ngấm ngầm bộc phát từ năm 1956, khi người dân Ba Lan và Hung Gia Lợi nổi dậy chống lại gọng kềm của Liên Xô, nhưng đã bị dập tắt bởi Hồng Quân Liên Xô, theo lời cầu cứu của các lãnh tụ cộng sản Ba Lan, Hung Gia Lợi vào lúc đó. Nói cách khác, để giành lấy thắng lợi dân chủ vào năm 1989, cuộc đấu tranh của người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lơi, Đông Đức.. đã trải qua 33 năm (1956 - 1989) với rất nhiều cam go và đầy thử thách.

18 tháng 9, 2004

Dân Giàu Nước Mạnh

Ngay từ đầu thập niên 80, lúc mà đảng Cộng sản Việt Nam còn đang đẩy mạnh công cuộc cải tạo cả nước để ’tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội’, những người tiên phong sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân) đã nhìn thấy nhu cầu cốt lõi của bài toán Việt Nam là phải tiến hành cuộc cách mạng Canh tân. Cuộc cách mạng canh tân này có mục tiêu tối hậu là thực thi ’Dân Giàu Nước Mạnh’. Mục tiêu này đã được đảng Việt Tân đưa ra từ năm 1982 và được tiến hành dựa trên nền tảng: Canh tân con người và Canh tân môi trường xã hội. Nói cách khác, đảng Việt Tân đã coi ’dân giàu nước mạnh’ là một quan niệm căn bản để tiến hành công cuộc cách mạng canh tân Việt Nam mà nhiều thế hệ Việt Nam đã theo đuổi trong hơn 150 năm qua, nhưng chưa thành tựu.

Tôn Giáo Và Chính Quyền

Trong sinh hoạt của một quốc gia, sự quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền là mối quan hệ mang tính hợp tác nhưng độc lập nhau. Chính quyền dù giỏi đến đâu cũng không thễ nào giải quyết nổi mọi vấn đề của con người trong xã hội, nhất là về các mặt tinh thần và tâm linh. Hai yếu tố này thường phải nhờ sự hợp tác giải quyết của các tôn giáo. Bởi vì qua nhiều thời đại, tôn giáo luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Đối với từng cá nhân, tôn giáo giúp con người vươn lên ở những giá trị cao đẹp qua lý tưởng phục vụ tha nhân. Đối với quốc gia, tôn giáo giúp giải quyết những tệ nạn và các mặt tiêu cực của xã hội, giữ vững giềng mối luân thường đạo lý và nhất là góp phần xoa dịu những khổ đau, thiệt thòi cho những người kém may mắn. Chính những nỗ lực này, tôn giáo đã hợp tác với chính quyền để làm cho xã hội vượt qua những tiêu cực của đời sống, nhất là trong bối cảnh đổi thay những nếp sinh hoạt kinh tế của quốc gia.