25 tháng 1, 2010

Nhìn Lại Các Phiên Tòa Của Cộng Sản Việt Nam

Bước vào năm 2010, Cộng sản Việt Nam đã dựng lên hàng loạt phiên tòa. Phiên tòa phúc thẩm ngày 18 tháng 1 xét xử 3 nhà dân chủ (Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội) tại Hà Nội. Phiên tòa sơ thẩm ngày 20 tháng 1 xét xử 4 nhà dân chủ (Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long) tại Sài Gòn. Phiên tòa phúc thẩm ngày 21 tháng 1 xét xử 6 nhà dân chủ (Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyển Kim Nhàn) tại Hải Phòng. Phiên tòa ngày 29 tháng 1 sẽ xét xử chị Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng, và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ngày 5 tháng 2 tại Hà Nội.

08 tháng 1, 2010

Đại Sứ Trung Quốc Tại Hà Nội Thách Đố Dân Tộc Việt Nam

12 ngày trước khi diễn ra các buổi lễ xưng tụng về 60 năm quan hệ Việt Trung (18/1/1950 – 18/1/2010), ngày 6 tháng 1 vừa qua, ông Tôn Quốc Tường, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã có một buổi họp báo tại Hà Nội. Đa số nội dung xoay quanh vấn đề biển Đông và những quan điểm của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ Việt Trung. Trong các phát biểu của Tôn Quốc Tường, quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông đã cho thấy rõ “thái độ câu giờ” đối với Cộng sản Việt Nam và “hăm dọa” đối với dân tộc Việt Nam.

07 tháng 1, 2010

Nhìn Lại Thế Giới Trong Thập Niên 2000-2009

Năm 2009 đã khép lại với hai sự kiện đáng cho chúng ta suy gẫm về viễn tượng của thế giới trong 10 năm trước mặt.

Thứ nhất là Hội Nghị về biến đổi khí tượng do Liên Hiệp Quốc triệu tập tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch với sự tham dự của 110 nguyên thủ các quốc gia trên thế giới kéo dài từ ngày 7 đến 18 tháng 12 năm 2009 đã không có một sự đồng thuận tối thiểu nhằm cứu trái đất đang trong tình trạng ấm lên nhanh chóng hiện nay. Sự khác biệt quan điểm giữa những quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển về việc cắt giảm khí thải và nhiệt độ trái đất đã trở nên gay gắt. Các quốc gia đang phát triển yêu cầu những nước phát triển phải chịu trách nhiệm trước tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay và phải cắt hơn 40% lượng khí thải; trong khi đa số các quốc gia phát triển chỉ đồng ý cắt giảm ở mức từ 20% đến 30%. Liên quan đến việc kiểm soát nhiệt độ trái đất, các đảo quốc và các quốc gia Phi Châu giữ ở mức 1,5 độ C, trong khi các quốc gia khác chủ trương giữ ở mức 2 độ C. Điều bất đồng nghiêm trọng là Hội nghị đã không ra được một văn kiện chung và các thoả thuận hoàn toàn không có một sự ràng buộc về pháp lý.