28 tháng 12, 2008

10 Sự Kiện Đáng Chú Ý Của Thế Giới Trong Năm 2008

I- TỔNG QUÁT:

Thế giới trong năm 2008 có hai dấu ấn đặc biệt. Cả hai dấu ấn này đều xảy ra tại Hoa Kỳ nhưng lại ảnh hưởng lan rộng trên toàn thế giới.

Dấu ấn đầu tiên là cuộc khủng hoảng hệ thống tài chánh với sự phá sản hàng loạt các ngân hàng hàng đầu của nước Mỹ như công ty tài chánh Lehman Brothers và Merrill Lynch, công ty bảo hiểm AIG… đã tạo một cuộc khủng hoảng dây chuyền trên toàn thế giới. Nhiều thị trường tài chánh tại Á Châu, Âu Châu bị sụp đổ làm thiệt hại lên đến hơn 1,000 tỷ Mỹ Kim. Người ta cho rằng cuộc khủng hoảng tài chánh xảy ra vào giữa tháng 9 vừa qua đã giống như cuộc đại khủng hoảng xảy ra hồi đầu thập niên 30 của Thế Kỷ 20, tuy mức độ và kích thước có khác nhau.

15 tháng 12, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Quyền Lực Trong Xã Hội

Trong một xã hội có tự do dân chủ, quyền lực chính trị không hoàn toàn nằm trong tay chính quyền. Với sự hiện diện của số đông các đoàn thể tôn giáo và xã hội, các cơ quan báo chí - truyền thông, các tổ chức phi chính phủ hoạt động độc lập, nằm ngoài sự chi phối và kiểm soát của chính quyền đã tạo thành một nền tảng xã hội dân sự giúp phát huy những ước muốn của quần chúng mà không cần phải có chính quyền can thiệp hay giúp đỡ. Những tổ chức và đoàn thể này rất quan trọng chẳng những nó giúp phục vụ những mục tiêu của các thành viên liên hệ, mà nó còn góp phần thõa mãn những nhu cầu của xã hội.

10 tháng 12, 2008

Báo Công An Nhân Dân Phải Xin Lỗi Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang

Trước khi Bộ công an Cộng sản Việt Nam dàn cảnh phiên tòa xét xử một cách phi lý đối với 8 giáo dân Thái Hà để hù dọa dư luận rồi tuyên bố án treo vào ngày 8 tháng 12 năm 2008, tờ Công an nhân dân, cơ quan ngôn luận của bộ này vào ngày 6 tháng 12, đã đăng một bài viết mà nội dung và đề tựa hoàn toàn mang tính chất hàm hồ như vụ án của 8 giáo dân. Bài viết có tên là: Nguyễn Thanh Giang - một tay sai của tổ chức ‘Việt Tân’: đội lốp ‘dân chủ’, ‘ăn chận đô la’, ký tên tác giả là Trường Thái. Với tựa đề này, công an Cộng sản Việt Nam muốn bôi bác thanh danh của nhà dân chủ Nguyễn Thanh Giang ở hai điểm: 1/Tay sai của đảng Việt Tân; và 2/Ăn chận tiền đóng góp cho công cuộc đấu tranh. Đây là thủ đoạn mà công an Cộng sản Việt Nam hay sử dụng để tấn công vào uy tín của những nhà dân chủ đang được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao về những nỗ lực tranh đấu cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Mặt khác, khi bôi bác thanh danh của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nói trên, công an Cộng sản Việt Nam còn muốn tạo một hình ảnh tiêu cực nơi những nhà dân chủ tại quốc nội là đi đấu tranh chỉ vì muốn sống nhờ tiền yểm trợ từ bên ngoài. Nhưng đối với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, thủ đoạn bôi bác này của công an Hà Nội chỉ có thể ví như hành động của kẻ ‘rung cây nhát khỉ’ mà thôi?

30 tháng 7, 2008

Những Thay Đổi Trong Bộ Máy Quân Đội Tại Hà Nội

Ngày 29 tháng 7 năm 2008, Đài Á Châu Tự Do đã loan tải một bản tin khá giật gân: ’Toàn bộ lãnh đạo quân khu Thủ đô bị cách chức", dựa theo một đoạn tin ngắn của tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành Ủy Hà Nội về việc Nguyễn Tấn Dũng đã ra hàng loạt quyết định bổ nhiệm và bãi nhiệm một số cán bộ cao cấp thuộc Bộ Quốc Phòng. Sự kiện cấp lãnh đạo của một quân khu bị cách chức hàng loạt là biến cố lớn. Biến cố này chỉ có thế đến từ hai lý do: 1/ Bất tuân lệnh của Trung ương vì những bất mãn nội bộ; 2/ Có âm mưu tạo phản trong quân khu vì những xung đột phe nhóm. Sự thay đổi nhân sự trong quân khu thủ đô Hà Nội đang tạo ra nhiều dấu hỏi lớn trong dư luận. Phải chăng những đấu đá quyền lực đang lan rộng trong bộ máy quân đội, khởi đi từ Thủ Đô?

09 tháng 7, 2008

Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang

Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.
Dù biết rằng Đức Phật dạy đời người đều trải qua bốn giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử một trong bốn nguyên lý căn bản của Tứ Diệu Đế; nhưng khi nghe tin Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang viên tịch, không một ai mà không bùi ngùi xúc động. Dẫu biết rằng Ngài đã ra đi bình an trong những lời kinh A Di Đà của các Chư Tôn Đức thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; nhưng không một ai mà không cảm thấy một sự mất lớn lao cho Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

Đức Đệ Tứ Tăng Thống sinh năm 1920 tại Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Định. Quê hương của giòng dõi Quang Trung Nguyễn Huệ và là nơi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ngài đi tu năm 12 tuổi và Thọ Sa Di Giới năm 15 tuổi, trẻ nhất và cũng xuất chúng nhất (thủ khoa) trong hàng tập chúng vào lúc đó. Do tư chất đặc biệt, Ngài đã được miễn tuổi để thọ Tam đàn Cụ túc và Bồ tát giới năm 17 tuổi và đậu thủ khoa.

30 tháng 6, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Để Làm Suy Yếu Những Trụ Cột Chống Đỡ Chế Độ Độc Tài.

Các chế độ độc tài với bộ máy hành chánh to lớn và kồng kềnh, cùng với dàn công an, cảnh sát, mật vụ và quân đội nhan nhản ở nhiều nơi trong xã hội đã phô diễn một dáng vẻ khá kiên cố. Hình ảnh đó, so với tình trạng bị khống chế của thành phần đối kháng và sự chống đối ô hợp của quần chúng, rõ ràng là một sự tương phản. Một bên thì có vũ khí để sẵn sàng trấn áp, còn một bên thì không khí giới, không chút quyền lực trong tay. Chính những thành kiến này đã làm giảm đi khả năng hình thành một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại chế độ độc tài. Hơn thế nữa, vì chế độ độc tài gây ra những tội ác đối với người dân, nên người dân có thói quen kết án cho tất cả những ai có liên hệ tới chế độ độc tài. Vô hình chung, người ta đã đẩy những cá nhân – vì hoàn cảnh sống, đã phải liên hệ tới chế độ - thành một khối mà trên thực tế nhiều phần họ cũng chỉ là nạn nhân.

25 tháng 4, 2008

Quốc Hận Năm Thứ 33

Biến cố lịch sử của ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã không chỉ để lại cho dân tộc Việt Nam nhiều bài học quan trọng về mối quan hệ Ta - Bạn – Thù trong một cuộc chiến mà còn giúp cho ta nhận diện rõ ràng về những yếu tố cần thiết cho việc ổn định một quốc gia sau cuộc chiến. Trong hơn 3 thập niên vừa qua, nhiều sách vở và diễn biến thời cuộc đã giúp cho mọi người nhìn rõ mối tương quan Ta - Bạn – Thù như thế nào, cụ thể là các mối quan hệ giữa Việt Nam Cộng Hòa với Hoa Kỳ và những quốc gia đồng minh hay giữa Cộng sản Việt Nam với các quan Thầy Liên xô – Trung Quốc và khối cộng sản quốc tế. Những quan hệ này đã luôn thay đổi theo trật tự mới của thế giới, điều quan trọng là các quốc gia có giữ vững được sự độc lập trong mối quan hệ này để không bị lôi cuốn hay khai thác cho những quyền lợi riêng tư của các nước lớn hay không. Rất tiếc là Cộng sản Việt Nam đã không học được bài học này trong suốt 30 năm vừa qua.

31 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh Của Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan

Tên tuổi của ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã vĩnh viễn gắn liền với nhau trong cuộc cách mạng dân chủ, mở đầu cho kỷ nguyên phá đổ hàng loạt các chế độ độc tài Cộng sản bằng sức mạnh quần chúng vào cuối thế kỷ 20. Khởi đầu từ xưởng đóng tàu Lênin tại thành phố Gdansk, cuộc cách mạng dân chủ đã nhen nhúm trong hơn một thập niên cầm cự dưới những đàn áp và khủng bố của đảng Cộng sản Ba Lan, ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã tạo được sức bật mạnh mẽ vào tháng 8-1988 khi 400 ngàn người tham gia vào cuộc đình công tại Thủ đô Warsaw, khiến cho toàn bộ xã hội bị tê liệt, đẩy đảng Cộng sản Ba Lan phải thoái lui nhượng bộ. Sự thoái lui này đã như định mệnh an bài làm rúng động các chế độ độc tài Cộng sản trong khối Đông Âu và đua nhau sụp đổ hàng loạt vào năm 1989. Ông Lech Walesa và Công Đoàn Đoàn Kết đã đánh sập một huyền thoại kéo dài trong nhiều năm, đó là: khó có thể lật đổ một chế độ cộng sản khi nó đã nắm chính quyền. Nay thì huyền thoại đó không còn nữa, nó đã lần lượt bị đốn ngã bởi phương thức đối đầu bất bạo động đã được áp dụng tinh vi và tài tình tại Ba Lan cũng như tại nhiều quốc gia Cộng sản tại Đông Âu trong thập niên 80 của thế kỷ 20.

14 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh Của Mục Sư Martin Luther King, Jr.

Mục sư Martin Luther King, Jr là một trong 10 thánh tử đạo của thế kỷ 20, được tạc tượng trên Great West Wall của Điện Westminster tại Luân Đôn, nơi ghi dấu những vĩ nhân của nhân loại. Không những thế, Mục sư King là người Mỹ đa đen đầu tiên và có lẽ là người duy nhất hiện nay được nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung tôn kính với những công lao thúc đẩy sự tiến bộ về nhân quyền nhằm chống lại tình trạng nghèo khó, nô lệ và đối xử bất công đối với người da đen tại Mỹ trong thập niên đầu của thế kỷ 20. Mục sư King còn được coi là người đã tiếp tục cổ xúy tinh thần đối đầu bất bạo động bằng lòng khoan dung của Mahatma Gandhi trong phong trào vận động dân quyền tại Hoa Kỳ.

Mục sư Martin Luther King Jr sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Ông là con cả của Mục sư Martin Luther King, Sr. Năm 1948, sau khi tốt nghiệp cử nhân tại đại học Morehouse, Mục sư King, Jr đã tiếp tục học cử nhân thần học tại Viện Thần Học Crozer, tiểu bang Pennsylvania. Tháng 9 năm 1951, ông ghi danh vào chương trình Tiến sĩ tại đại học Boston và đã tốt nghiệp Tiến sĩ Thần Học năm 1955. Trong thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, Mục sư Martin Luther King, Jr đã kết hôn với cô Coretta Scott vào tháng 6 năm 1952, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động về dân quyền và trở thành thành viên trong ban lãnh đạo National Association for the Advancement of Coloured People (NAACP). Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông cùng vợ dọn về sống tại tiểu bang Alabama. Tại đây ông trở thành mục sư Baptist, quản nhiệm Dexter Avenue Baptist Church tại thành phố Montgomery - nơi đã trở thành cái nôi của các cuộc vận động cho phong trào dân quyền trên toàn quốc Hoa Kỳ sau này.

12 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Bất Phục Tùng Dân Sự Trong Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

Khi bất mãn những chính sách cai trị của một chế độ, người dân thường có cách phản ứng chống đối khác nhau. Những người can đảm và tích cực thì viết thỉnh nguyện thư, viết bài để trình bày quan điểm bất đồng của mình. Cao hơn một chút là tuyệt thực, tọa kháng hay là vận động nhiều người cùng cảnh ngộ tham gia biểu tình, đình công, lãng công để đòi những cơ quan liên hệ phải giải quyết. Những người dân bình thường, vì e ngại sự trả thù của công an mật vụ và vì những ràng buộc của gia đình và người thân xung quanh, đã giữ kín sự bất mãn trong lòng. Họ thuộc diện đa số và là đám đông thầm lặng vì chưa nhìn ra lối thoát của những phản kháng khi trong tay không có một vũ khí chống đỡ, nhưng sẵn sàng bùng nổ khi có yếu tố châm ngòi đúng lúc.

07 tháng 3, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Cuộc Đấu Tranh của Thánh Gandhi

Mahatma Gandhi còn gọi là Thánh Cam Địa, nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamachand Gandhi, sinh vào ngày 2 tháng 10 năm 1869 trong một gia đình theo Ấn Độ Giáo tại tỉnh Gujarat, Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập và đứng đầu đảng Quốc Dân Đại Hội Ấn (Indian National Congress) vào năm 1921, ông đã được dân Ấn tôn vinh với tên gọi là Mahatma có ý nghĩa là vĩ nhân hay đại nhân. Mặc dù ông không hài lòng với tên gọi này, nhưng đa số vì quý mến ông nên danh hiệu Mahatma Gandhi vẫn thường được dùng hơn là tên Mohandas Gandhi. Bằng phương pháp bất bạo động và bất hợp tác, Mahatma Gandhi đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh (1914-1947); cũng như đã khích lệ hàng triệu người dân bị đô hộ khác đứng lên đấu tranh chống lại các chế độ thuộc địa, giành lại độc lập trong nhiều thập niên vừa qua. Mahatma Gandhi còn được biết đến như một nhà hiền triết với tư tưởng "bất bạo lực" hay còn gọi là "bất hại" dựa trên nền tảng "chấp trì chân lý", tiếng Phạn gọi là Satyagraha. Theo Gandhi, Chấp trì chân lý không phải là năng lực vật chất mà là một năng lực tâm linh thanh tịnh. Nó là thể chất của linh hồn. Linh hồn bao gồm trí huệ. Ngọn lửa của lòng từ bi bùng cháy trong nó. Nếu một người nào đó làm tổn thương ta vì vô minh thì ta thắng lại họ bằng tình thương. Bất bạo động hay bất hại là nguyên lý tối cao, dựa trên năng lực của lòng yêu thương . Một người tin vào chấp trì chân lý sẽ không bao giờ dùng bạo lực.

27 tháng 2, 2008

Đối Đấu Bất Bạo Động: Những Nhược Điểm Của Chế Độ Độc Tài.

Các chế độ độc tài không phải là một khối thuần nhất. Dù là độc tài cộng sản, độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân... đều giống nhau ở điểm: dựa trên bạo lực để khống chế người dân. Bộ máy bạo lực này tập trung vào trong tay của một số người, mang những đặc tính: "dựa vào nhau để tồn tại, dè chừng nhau để thủ thân, tranh chấp nhau để thủ lợi" trong các cơ quan từ trung ương xuống đến địa phương, nên luôn luôn xảy ra những xung đột nội tại. Nhìn bề ngoài, với bộ máy công an, cảnh sát, mật vụ và những phương cách đàn áp tinh vi, người ta dễ có ấn tượng rằng các chế độ độc tài được tổ chức kiên cố và chặt chẽ; nhưng trong thực tế, bộ máy bạo lực này là tập hợp của nhiều cá nhân, với những tham vọng khác nhau. Quan tâm duy nhất của nhóm người này là thường xuyên và tùy tiện vơ vét ngân sách quốc gia, tài nguyên thiên nhiên và sức sản xuất nội địa nhằm phục vụ cho tham vọng riêng tư. Trong đấu tranh, ta phải nắm vững những cường điểm và nhược điểm của chế độ độc tài để có những biện pháp đối phó hiệu quả.

20 tháng 2, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Sự Phản Kháng Toàn Diện

Các chế độ độc tài tồn tại được chính yếu là nhờ nắm hầu hết quyền lực quốc gia trong tay. Người dân bị kiểm soát bao tử và toàn thể xã hội bị khống chế nên sức đề kháng thường rất yếu, và do đó mà của cải, tài sản, phương tiện đều tập trung vào trong tay một thiểu số lãnh đạo và thân nhân của họ. Mặc dù chế độ độc tài có bị chi phối bởi thế giới bên ngoài như nguồn lợi nhuận từ giao thương với các quốc gia hoặc chịu áp lực tẩy chay, phản đối của thế giới, nhưng sự sống còn của họ tùy thuộc vào yếu tố quốc nội. Đương nhiên, áp lực quốc tế vẫn có thể rất hiệu quả ở một số mặt như việc lên tiếng can thiệp về phương diện đàn áp nhân quyền, tôn giáo, và nhất là khi có một phong trào phản kháng mạnh mẽ ở trong nước. Những biện pháp tẩy chay, cấm vận, cắt đứt ngoại giao của thế giới lên chế độ độc tài lúc đó sẽ góp một phần trợ giúp rất lớn trong nỗ lực chấm dứt độc tài. Do đó, muốn vận động thế giới hỗ trợ mạnh mẽ chúng ta phải coi nỗ lực xây dựng phong trào phản kháng ngay tại quốc nội là then chốt. Để làm được điều này, Giáo sư Gene Sharp, một lý thuyết gia về Đối Đầu Bất Bạo Động đã đề nghị bốn việc:

14 tháng 2, 2008

Đối Đầu Bất Bạo Động: Sức Mạnh Của Số Đông

Khi bị áp bức, bóc lột, con người đương nhiên phải đối kháng. Đấu tranh là hình thức đối kháng dứt khoát và triệt để nhất vì nhắm tới mục tiêu chấm dứt tình trạng áp bức và bóc lột. Từ tình trạng đối kháng tiến lên tình trạng đấu tranh, con người bị áp bức phải đi qua nhiều tiến trình khác nhau, ngày một triệt để và quyết liệt hơn. Bởi vì trong một xã hội bị một thiểu số thống trị, từng người có thể có những hành động đối kháng với ít nhiều kết quả tùy theo phạm vi liên hệ; nhưng đã nói đến đấu tranh, phải nói đến số đông, nói đến một tập thể cùng chia xẻ khát vọng chung. Nói cách khác, trong đấu tranh, ta có hai lực lượng đối đầu nhau: một bên là đại đa số người trong xã hội bị thống trị muốn chấm dứt áp bức để có một đời sống tự do. Một bên là thiểu số thống trị sử dụng bạo lực để luôn luôn duy trì tình trạng sợ hãi và thói quen tuân phục đã có từ lâu của người dân.