22 tháng 10, 2009

Đọc Báo Cáo Của Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 20 tháng 10 vừa qua, Quốc hội CSVN nhóm họp phiên thứ 6 của khóa 12. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã thay mặt chính phủ đến đọc một bản báo trong buổi sáng ngày khai mạc quốc hội. Bản báo cáo dài 12 trang, đầy chữ. Ông Dũng đã tốn gần 1 tiềng đồng hồ để kể lể về thành tích: “đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chận kịp thời đà suy thoái kinh tế và sau cùng là tiếp tục kiên định quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế thành công trong năm 2010”.

Theo thông lệ, những loại báo cáo của thủ tướng chính phủ trước các đại biểu quốc hội là văn kiện mang tính phô trương hơn là đi vào thực chất vấn đề. Tất cả được viết rất tròn và giải quyết xong mọi chuyện dù có khó khăn lúc đầu. Mục tiêu là để các đại biểu và cử tri toàn quốc an tâm phó mặc cho đảng và nhà nước giải quyết. Tuy nhiên, trong bản báo cáo lần này, có lẽ vì không thể nào tiếp tục che dấu những sự thật hãi hùng đang bị phơi bày trước công luận nên Nguyễn Tấn Dũng đã phải thú nhận một số những “hạn chế, yếu kém” của mình trong bản báo cáo.

02 tháng 10, 2009

60 Năm Thăng Trầm Của Hoa Lục

Hơn một trăm năm sau cuộc chiến tranh Nha Phiến (với Anh Quốc vào năm 1839) và non 40 năm sau sự tan rã của nhà Thanh (do cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911), Hoa Lục đã tái sinh trong một thể chế mới: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, sau khi phe Quốc Dân Đảng bỏ Hoa Lục chạy sang đảo Đài Loan.

Khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm giữ quyền lực, Hoa Lục là vùng đất nghèo nàn và lạc hậu. Lợi tức bình quân hàng năm trên đầu người không tới 60 Mỹ Kim. Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị lần thứ 3, Trung ương đảng Cộng sản khóa 7 vào tháng 6 năm 1950, Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng “Việc nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản để gấp rút xây dựng xã hội chủ nghĩa là con đường hoàn toàn sai lầm vì không thích ứng với tình hình Hoa Lục vào lúc này. Quốc hữu hóa các công ty tư nhân và hợp tác hóa nông nghiệp sẽ không tiến hành ngay mà cần một thời gian từ 5 đến 10 năm cho đến khi nào chính quyền xây dựng được nền tảng “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ổn định”.