28 tháng 5, 2009

Khai Thác Bauxite: Một Dự Án Không Tưởng

Trước sức ép khá mạnh mẽ của dư luận từ sau khi các nhà trí thức tại Việt Nam gửi kiến nghị yêu cầu quốc hội Cộng sản Việt Nam cho ngưng tiến hành dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, Bộ Công Thương – cơ quan chỉ đạo dự án khai thác Bauxite – đã gửi đến các đại biểu quốc hội Cộng sản Việt Nam một bản báo cáo mang số 91/BC-CP, gọi là tường trình về việc khai thác các dự án Bauxite, ngày 22 tháng 5 năm 2009. Bản báo cáo dài 13 trang chia làm năm phần:

Phần đầu tóm lược về những kế hoạch thăm dò và những dự tính khai thác Bauxite trong hai thời kỳ 2007 đến 2015 và từ 2016 đến 2025.

27 tháng 5, 2009

20 Năm Biến Cố Thiên An Môn - Đọc Hồi Ký Triệu Tử Dương

Ngày 19 tháng 5 năm 2009 vừa qua, nhà xuất bản Simon & Schutter tại Nữu Ước đã cho ra mắt chính thức tập Hồi Ký của ông Triệu Tử Dương, cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Trung Quốc, có tên là Prisoner of the State (Tù Nhân của Nhà Nước). Tập Hồi Ký này do ba người gồm Bào Phác (Bao Pu), Renee Chiang (vợ của ông Bào Phác) và Adi Ignatius (Chủ bút tạp chí Harvard Business Review) dịch và biên soạn từ những lời tự sự của họ Triệu, do chính ông tự thu lấy trong 30 cuộn băng cassette, mỗi cuộn dài 60 phút vào khoảng năm 2000. Gia đình hoàn toàn không biết gì về kế hoạch thu băng của ông Triệu Tử Dương. Mãi cho đến khi ông mất vào tháng 1 năm 2005, những người bạn rất thân của ông Triệu Tử Dương mới cho gia đình biết là họ đang giữ một số cuộn băng ghi những lời phát biểu của họ Triệu mà ông đã nhờ họ cất giữ. 30 cuộn băng cassette này thu ở phẩm chất rất tệ và từ những cuộn băng trước đó đã từng thu các bài hát thiếu nhi hay những tuồng hát bội của Tàu. Ông Triệu Tử Dương đã mất hai năm để thu các cuộn băng trong hoàn cảnh luôn luôn bị 5 công an canh chừng từ sáng đến tối. Ông đã cẩn thận ghi số thứ tự theo thời gian trên các cuộn băng. Mỗi người chỉ giữ một vài cuộn để tránh việc bị mất hoặc bị tịch thu toàn bộ. Sau này, gia đình cũng tìm thấy trọn bộ những cuốn băng mà ông Triệu Tử Dương đã cất giấu trong những đồ chơi của con cháu trong thư phòng của ông.

20 tháng 5, 2009

Khía Cạnh Chính Trị Trong Việc Khai Thác Bauxite Tại Tây Nguyên

Nếu như dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên bố, có lẽ vấn đề Bauxite đã không tạo ra sự bức xúc khó chịu trong hầu hết những ai có dịp biết và nghe đến nó. Hơn thế nữa, càng ngày những nhà nghiên cứu khoa học và xã hội càng phát hiện ra nhiều dữ kiện mập mờ trong việc lập dự án khai thác chung với Trung Quốc, bao gồm các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, về tái tạo môi trường Tây Nguyên sau khi khai thác… đã cho thấy, toàn bộ dự án là một trái bom nổ chậm. Chỉ có một thiểu số quan chức có liên hệ đến những phe nhóm đang ăn chia trong vụ khai thác Bauxite mới che tai tuyên bố những giọng điệu lưỡi gỗ: Khai thác Bauxite là chủ trương lớn của đảng, nhà nước. Do đó, vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên đã trở thành một biến cố chính trị quan trọng trong dư luận của người Việt và quốc tế hiện nay.

13 tháng 5, 2009

Việt Nam và Thềm Lục Địa

Tính cho đến ngày 13 tháng 5 năm 2009, hạn chót mà Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) yêu cầu các nước ven biển nộp bản tuyên bố chủ quyền về Vùng Đặc Quyền Kinh Tế theo quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thì đã có tất cả 50 quốc gia nộp bản tuyên bố chính thức như Mã Lai, Phi Luật Tân, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Hàn… và có 10 nước mới chỉ nộp bản sơ bộ, nghĩa là còn bổ túc thêm sau này. Theo con số này thì còn nhiều quốc gia ven biển đã chưa hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, việc Ủy ban phân ranh thềm lục địa gồm 21 quốc gia thành viên đã dành ra 10 năm - từ tháng 5 năm 1999 cho đến nay - để các quốc gia ven biển dựa theo điều 76 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đo đạt hầu xác định đường căn bản (baselines) rồi nộp bản tuyên bố chủ quyền trên vùng biển 200 hải lý tính từ đường căn bản trở ra là một biến chuyển rất lớn trong việc xác định đường ranh giới trên biển một cách rõ ràng giữa các quốc gia kể từ nay.