15 tháng 12, 2005

Sự Khởi Đầu Của Thế Đối Trọng

Trong khi nhân loại hân hoan đón chào ngày tuyên xưng quyền của con người lần thứ 57 (1948-2005) qua những buổi lễ kỷ niệm ngày ban hành Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, các nhà đối kháng tại Việt Nam lại trải qua một đợt khủng bố và đàn áp mới của đảng Cộng sản Việt Nam. Nạn nhân đầu tiên là ông bà Hoàng Minh Chính. Sau hai tháng chữa bệnh tại Hoa Kỳ trở về nước hôm 13 tháng 11, ông Hoàng Minh Chính đã liên tục bị đe dọa, khủng bố bằng nhiều hình thức. Tại Sài Gòn, gia đình người con gái của ông bị lăng nhục, nhà cửa bị phá phách, tạt acid. Sau đó, công an khu vực vận động một số du đãng đóng vai ’nhân dân’ đến chửi bới, gây náo động khu phố để cho công an lấy cớ yêu cầu ông bà Hoàng Minh Chính phải trở về Hà Nội ngay. Nhưng về đến Hà Nội, Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục cho bọn ’đầu gấu’ đến hành hung và phá phách nhà ông bà Chính, dưới sự điều động của công an khu vực. Đặc biệt là ngày 8 tháng 12, hơn 100 đầu gấu đóng vai ’nhân dân’ đã thay phiên nhau phá phách, tạo không khí khủng bố bao trùm lên trước căn nhà của ông Hoàng Minh Chính. Tại cả hai nơi, ông Hoàng Minh Chính đều viết thư ’tố cáo’ trước dư luận Việt Nam lẫn thế giới, đặc biệt là một số cơ quan nhân quyền thế giới đã lên tiếng can thiệp chính thức.

16 tháng 11, 2005

Dân Sinh và Dân Quyền: Hai Vấn Đề Căn Bản Của Dân Chủ

I-Dẫn Nhập:

Sau khi các chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, người ta đã vô cùng bàng hoàng về tình trạng phá sản về mặt đời sống của người dân tại những quốc gia được mệnh danh là ’làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ . Sự phá sản này bắt nguồn từ chính sách cai trị ác độc của các đảng cộng sản là ’dùng miếng ăn’ để sai khiến con người và ’dùng bạo lực’ để hủy hoại ý chí vươn lên của người dân. Những thủ đoạn cai trị này kéo dài càng lâu thì mức tác hại trên các mặt đời sống của người dân càng nhiều và khó hồi phục. Thật vậy, nhìn vào các quốc gia cộng sản cũ tại Đông Âu và Liên Xô, người ta thấy là tuy xã hội đã có những chuyển mình rất lớn trong nếp sống mới với nền kinh tế tự do trong thể chế dân chủ pháp quyền từ năm 1990 cho đến nay; nhưng trên mặt đời sống vẫn còn bị một số quán tính do cơ chế độc tài bao cấp cũ đè lên, với nhiều thói tật chưa được lành mạnh hóa. Chính những thói tật này đã phần nào làm ảnh hưởng lên tiến trình xây dựng nếp sống dân chủ từ một xã hội bị bưng bít trong nhiều năm và tạo ra những kẽ hở cho các đảng Cộng sản - tuy đã yếu thế và phải đổi tên - khai thác cũng như kích động những quán tính cũ của người dân để thu hút phiếu cử tri trong các cuộc bầu cử sau đó.

02 tháng 11, 2005

Về Chuyến Thăm Việt Nam Của Lãnh Tụ Hồ Cẩm Đào

Ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước viếng thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 10 đến 2 tháng 11, theo lời mời của ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước. Đây là lần thứ ba, ông Hồ Cẩm Đào viếng thăm Việt Nam. Chuyến đầu tiên họ Hồ đến Việt Nam với tư cách phó chủ tịch nước vào năm 1998. Lần thứ hai dẫn một phái đoàn tham dự đại hội đảng Cộng sản Việt Nam kỳ 9 từ ngày 18 đến 24 tháng 8 năm 2001. So với chuyến viếng thăm năm 2001 và bây giờ, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sự thay đổi phức tạp và Cộng sản Việt Nam ở vào khúc quanh quan trọng khi bắt đầu áp dụng những khuôn mẫu của Bắc Kinh để sống còn.

25 tháng 10, 2005

Hà Nội Muốn Gì Qua Chương Trình Duyên Dáng Việt Nam Tại Úc Châu?

Cách nay vài năm, Báo Thanh Niên cùng với sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Úc đã tính đưa chương trình ca nhạc - thời trang Duyên Dáng Việt Nam, một chương trình ca nhạc được tổ chức hàng năm ở trong nước, sang trình diễn tại hai thành phố Sydney và Melbourne; nhưng đã bị đồng bào và các đoàn thể chống đánh một cách mạnh mẽ, khiến ban tổ chức đã phải bỏ vào giờ chót. Lần này, Cộng sản Việt Nam đã không dám phổ biến sớm mà chờ đến cận ngày trình diễn mới công bố kế hoạch tổ chức quy mô, đưa Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn với mục đích ’kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’. Chỉ đọc qua mục đích của cuộc trình diễn, chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã chọn Úc Châu, không chỉ là nơi khởi đầu cho kế hoạch tạo sự hiện bình thường mà còn công khai thách đố tập thể người Việt tỵ nạn tại Úc Châu.

12 tháng 10, 2005

Vấn Đề Khiếu Nại và Tố Cáo Tại Việt Nam

Sáng ngày 29 tháng 9 năm 2005, bà Phạm Thị Trung Thu đã tự thiêu tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, quận Ba Đình, Hà Nội. Bà Thu đã chọn cái chết để nói lên nỗi oan ức của mình sau bao năm đấu tranh chống lại những hành vị ác độc của chế độ Hà Nội. Mặc dù bà chỉ bị phỏng nặng và đang điều trị tại bệnh viện Bỏng Trung ương, dưới sự canh gác rất chặt chẽ của công an, tin tức tự thiêu của bà đã tạo một chấn động lớn tại Hà Nội, ngay vào lúc ban bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị triệu tập hội nghị để tổng kết về cái gọi là ’thực hiện chỉ thị của ban bí thư về khiếu nại, tố cáo’ trên toàn quốc vào ngày 10 tháng 10 vừa qua.

31 tháng 8, 2005

Khi Cộng Sản Việt Nam Nói Về ’Quyền Con Người’

Để chống đỡ những áp lực của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của chính giới các quốc gia tự do về tình trạng đàn áp nhân quyền, kềm kẹp tự do tín ngưỡng ở trong nước, mới đây, Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã cho phổ biến một tập tài liệu cỡ 25 trang dưới tiêu đề ’Sách trắng về nhân quyền: Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam’. Tài liệu soạn khá công phu gồm tất cả 4 chương và lời mở đầu ngắn. Chương 1 đề cập về quan điểm, chính sách của CSVN về quyền con người; Chương 2 đề cập về những thành tựu của CSVN trong việc thực hiện và thúc đẩy quyền con người, Chương 3 đề cập về hợp tác quốc tế trong lãnh vực bảo đảm và phát triển quyền con người; Chương 4 đề cập về một số luận điệu vu cáo CSVN trong vấn đề quyền con người. Trong 4 chương nói trên, Cộng sản Việt Nam đã dành khá nhiều trang để khoe khoang về cái gọi là ’các thành tựu về việc thực hiện quyền con người tại Việt Nam’ trong chương 2.

30 tháng 8, 2005

Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan

Nhân kỷ niệm 25 năm (1980 - 2005) ngày thành lập Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan vào ngày 4 tháng 9 năm 1980, Trang Nhà Việt Tân xin giới thiệu đến quý vị bài viết về cuộc cách mạng dân chủ tại Ba Lan xảy ra cách nay 15 năm. Chỉ hơn 8 năm sau ngày thành lập, Công Đoàn Đoàn Kết đã làm sụp đổ chế độ Cộng sản tại Ba Lan, mở đầu cơn ’địa chấn’ làm tan rã các chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Trung Âu, quét sạch thành trì chuyên chính vô sản do Stalin xây dựng vào những năm sau Đệ nhị thế chiến.

15 tháng 6, 2005

Những Gì Sẽ Xảy Ra Sau Chuyến Đi Mỹ Của Phan Văn Khải

Đánh dấu 10 năm bỏ cấm vận và bình thường hóa bang giao, chính phủ Bush đã chính thức mời ông Phan Văn Khải, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 19 đến 26 tháng 6. Chuyến đi của Phan Văn Khải và 200 người trong phái đoàn sẽ ghé qua bốn nơi theo thứ tự là Thành phố Seattle, Hoa Thịnh Đốn, Nữu Uớc và Boston. Sau đó, phái đoàn Phan Văn Khải sẽ ghé thăm chính thức Canada. Nhìn vào bốn địa điểm mà phái đoàn Phan Văn Khải đi qua trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần này, chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam không muốn để Phan Văn Khải ghé qua tiểu bang California, dù là nơi dừng chân tạm, trước khi bay thẳng tới Hoa Thịnh Đốn, sau chuyến bay dài từ Việt Nam.

01 tháng 6, 2005

Đấu Tranh Cho Nguyễn Khắc Toàn

Đầu tháng 3 năm 2005, qua người bạn tù được thả trong đợt thả tù đầu năm Ất Dậu của Cộng sản Việt Nam, anh Nguyễn Khắc Toàn đã gửi cho mẹ anh một lá thư từ trại tù Nam Hà. Đây là lá thư đầu tiên mà anh gửi cho gia đình sau hơn 3 năm anh bị bắt hôm 8 tháng 1 năm 2002 và sau đó bị kết án 12 năm tù về tội gián điệp trong một phiên tòa xử kín vào ngày 20 tháng 12 năm 2002. Lá thư của anh chỉ vỏn vẹn 2 trang viết tay, nhưng chứa đựng một niềm kiêu hãnh của kẽ sĩ trong gông cùm độc ác của Cộng sản Việt Nam. Thư của anh đã toát lên một ý chí đối đầu với chế độ Hà Nội một cách kiên quyết và không hề nao núng sau ba năm bị cưỡng đoạt tự do.

29 tháng 4, 2005

Nhìn Lại Biến Cố 30 Tháng 4

Cố Thủ tướng Willy Brandt của nước Đức đã để lại một câu nói lịch sử: "Một dân tộc phải sẵn sàng nhìn lại lịch sử của mình một cách khách quan. Chỉ những ai nhớ những gì đã xảy ra trong quá khứ mới hiểu được hiện tại và có khả năng dự phóng được tương lai". Câu nói của ông đã được khắc tại nghĩa trang, nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn quân nhân Đức tại Normandie, nước Pháp. Ý nghĩa và vị trí lưu truyền của câu nói ở trên, đã cho thấy là cố Thủ tướng Willy Brandt muốn nhắc nhở mọi người, đặc biệt là cho dân tộc Đức, khi đến nghĩa trang Normandie sẽ phải nhớ đến quá khứ kinh hoàng của một thời đã qua dưới sự cai trị của Hitler, trong đại thế chiến thứ hai. Chính vì nhớ lại quá khứ kinh hoàng đó, dân Đức đã có những hành xử đúng đắn trong 50 năm vừa qua, để kiến tạo lại một nước Đức hùng mạnh từ những đống tro tàn đổ nát của chiến tranh.

19 tháng 4, 2005

Cái Đạo Đức Giả Của Ông Kiệt

Ông Võ Văn Kiệt là một trong những cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam sau năm 1975. Nay ông Kiệt đã về hưu và đang sống ở Sài Gòn, nhưng tiếng nói của ông vẫn còn ảnh hưởng lớn ở trong đảng và có những quan điểm đối đầu lại phe thái thượng hoàng Đỗ Mười - Lê Đức Anh ở miền Bắc, từ nhiều năm qua, nhất là từ đại hội đảng lần thứ VII về tốc độ thay đổi kinh tế. Vừa qua, ông Kiệt có trả lời một số câu hỏi của tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại Giao VN) về 30 năm nhìn lại biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Nội dung của cuộc phỏng vấn không dài quá hai trang giấy bình thường, nhưng nó chứa đựng khá nhiều điều mâu thuẫn giữa con người Võ Văn Kiệt khi còn quyền lực và khi đã về hưu. Nhìn lại 30 năm, ông Kiệt nói đến ba điều:

  • Thứ nhất là một quá khứ cần nên khép lại với sự hòa hiếu và khoan dung của người Việt.
  • Thứ hai là ’chiến thắng’ 30 tháng 4 là của dân tộc chứ không của riêng ai.
  • Thứ ba là đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội lịch sử trong 10 năm đầu 1975 -1985.


06 tháng 3, 2005

Việt Nam Trong Tương Lai Á Châu Thái Bình Dương

I- Dẫn Nhập:

Cách nay 100 năm, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông John Hay trong một bài phát biểu tại hội nghị hợp tác toàn cầu vào cuối thế kỷ 19 đã nói rằng: Địa Trung Hải là vùng biển của quá khứ. Đại Tây Dương là vùng biển của hiện tại. Thái Bình Dương là vùng biển của tương lai. Quả đúng như lời tiên tri của Ngoại trưởng John Hay, trung tâm thương mại của thế giới đã khởi sự chuyển đổi vị trí từ Đại Trung Hải sang Đại Tây Dương mà trong thế kỷ 20, nhân loại đã chứng kiến sự hưng thịnh của các quốc gia Âu Châu. Ngày nay, trung tâm thương mại của Đại Tây Dương đang từ từ chuyển dịch sang Thái Bình Dương, trong đó khu vực Á Châu Thái Bình Dương đang trổi dậy với một nhịp độ chạy đua phát triển giữa các nước chưa từng có trước đây bao giờ.

02 tháng 2, 2005

Về Đòn Thả Tù Mới Của Việt Cộng

Trong những ngày vừa qua, báo chí Việt Nam và các hãng thông tấn ngoại quốc đã loan tải khá nhiều bản tin liên quan đến đợt thả tù của Cộng sản Việt Nam nhân dịp Tết Ất Dậu. Theo tin tức thì Hà Nội thả trước hạn cho 8.325 trường hợp đang chấp hành án phạt tại các trại giam, đồng thời thả đặc biệt cho 103 trường hợp khác đang được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành phạt tù. Trong số những trường hợp được thả lần này có hai danh sách tù nhân đáng quan tâm. Loại thứ nhất là những người mà Hà Nội gọi là những phạm nhân vi phạm an ninh quốc gia mà bên ngoài chúng ta gọi là những tù nhân chính trị và loại thứ hai là những người liên hệ đến các vụ án kinh tế lớn mà chúng ta được biết qua các vụ tham ô, nhũng lạm như vụ năm Cam, công ty dệt Nam Định, công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Lâm v,v... Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là danh sách 6 tù nhân chính trị gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Ông Nguyễn Đình Huy, Tu Sĩ Trương Văn Đức, ông Nguyễn Đinh Văn Long và hai nhân vật khác là anh Phạm Minh Canh, 19 tuổi bị tù về tội chỉ trích chính phủ và ông Nguyễn Long Sỹ 47 tuổi bị giam giữ về tội âm mưu lật đổ chính quyền.