18 tháng 9, 2010

Cái gọi là âm mưu lật đổ chế độ?

Trong năm nay, thay vì mang còng 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước) ra làm lý cớ bắt giữ và kết án những người yêu nước, Cộng sản Việt Nam đã dùng điều 79 (có âm mưu lật đổ chế độ) để bắt giữ và kết án những người mà họ cho là có liên hệ với các đảng phái chính trị. Bản chất của hai điều luật 88 và 79 đều giống nhau ở hai điểm: 1/ Trấn áp những hành động phản kháng của người dân; 2/ Ngăn chận mọi sinh hoạt tự do dân chủ của xã hội. Tuy nhiên, khi Cộng sản Việt Nam chuyển từ điều 88 sang điều 79 để kết án những người dân yêu nước mà không có một bằng chứng gì gọi là "âm mưu lật đổ chế độ" cho thấy là Cộng sản Việt Nam đang e ngại một làn sóng xuất hiện công khai của những tập hợp chính trị. Điều này trùng hợp với chỉ thị của Nguyễn Tấn Dũng rằng lực lượng công an phải ngăn chận mọi sự xuất hiện của các tổ chức, đảng phái chính trị, trong lúc tham dự lễ kỷ niệm 65 năm thành lập ngành công an vào cuối tháng 7 vừa qua tại Hà Nội.

13 tháng 9, 2010

Đọc "Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh" (phần 3)

Chương 7: Đài Loan: Một Câu Hỏi Về Sự Tồn Vong Của Chế Độ (Taiwan: A Question of Regime Survival)

Đây là chương Tác giả phân tích về lý do vì sao lãnh đạo Bắc Kinh rất lo ngại sự độc lập của Đài Loan và những nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan trong nhiều thập niên vừa qua.

Theo Tác giả, việc kiềm chế không cho Đài Loan độc lập không phải chỉ là giữ thể diện mà còn là nhu cầu sống còn của Bắc Kinh. Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, việc này sẽ tác động gây ra một làn sóng đòi ly khai ở các vùng Tây Tạng, Tân Cương, và có thể cả vùng Nội Mông, và sự thống nhất quốc gia sẽ bị đe dọa. Cảm nghĩ của người dân Trung Quốc về ba mối quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan như sau: Quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề của “thể diện và lợi ích quốc gia”, trong khi đó Nhật Bản lại gợi lên tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Còn Đài Loan là một vấn đề liên hệ đến sự tồn vong của chế độ - không chế độ nào có thể tồn tại nếu Đài Loan không còn nữa. Điều này đã giải thích phần nào lý do vì sao Bắc Kinh đã phải hăm doạ dùng vũ lực với Đài Loan khi mà cựu Tổng Thống Trần Thủy Biển tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập của Đài Loan vào tháng 3 năm 2004.

Đọc "Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh" (phần 2)

Chương 4: Tiếng Vọng Của Chủ Nghĩa Ái Quốc: Truyền Thông và Mạng Lưới Toàn Cầu (The Echo Chamber of Nationalism: Media and the Internet)

Đây là chương Tác giả phân tích về sự phát triển đa dạng của mạng Truyền thông & Thông tin tại Trung Quốc trong vòng 2 thập niên vừa qua.

Tác giả khởi đầu câu chuyện về vụ Lý Dã Tống, Chủ bút tờ báo "Băng Điểm" (Bing Dian) bị sa thải vào tháng 1 năm 2006. "Băng Điểm" là tờ tuần báo, cơ quan ngoại vi của nhật báo Tuổi Trẻ, tiếng nói chính thức của Hội Thanh Niên đã biến dạng thành một tờ báo thương mại. Lỗi lầm của họ Lý là đã cho đăng bài khảo luận của giáo sư Viên Vĩ Thạch ở Quảng Châu, thách đố nền tảng lịch sử của Trung Quốc dạy trong sách giao khoa Trung Học Trung Cấp. Trong bài này, giáo sư Viên đã viết một đoạn như sau: sự yêu nước bằng cách chống đối người nước ngoài là nguyên nhân căn bản sinh ra thảm họa thời kỳ Mao Trạch Đông như: Phong Trào Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa mà vẫn còn được giảng dạy cho con em Trung Quốc.”

Đọc "Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh" (phần 1)

Đọc TRUNG QUỐC: SIÊU CƯỜNG MONG MANH (China: Fragile Superpower) của Nữ Tiến Sĩ Susan L. Shirk

Lời Mở Đầu: Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF vào năm 2009, nền kinh tế của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với GDP là 14.26 ngàn tỉ Mỹ Kim; đứng thứ hai là Nhật Bản với 5.07 ngàn tỉ Mỹ Kim và Trung Quốc xếp ở vị trí thứ ba với 4.91 ngàn tỉ Mỹ Kim. Tuy nhiên, theo tin tức thì trong Quý II năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và với mức tăng trưởng của Trung Quốc tới 10%/năm trong khi kinh tế của Nhật chỉ tăng ở mức 2-3%/năm nên có nhiều triển vọng kinh tế Trung Quốc sẽ đứng hàng thứ hai thế giới trong năm 2010.


Tuy có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là nước nghèo. Lợi tức bình quân đầu người Trung Quốc là 3.000 Mỹ Kim trong khi người Nhật Bản là 37.800 Mỹ Kim/năm. Điều này cho thấy là kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản chỉ mang tính biểu tượng về con số chứ không có ý nghĩa về thực chất. Chính điều này, các nhà nghiên cứu đã cho rằng sự phát triển của Trung Quốc không bền vững và rất mong manh. Tại sao như vậy? Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết của tác giả Lý Thái Hùng về tập sách: "Trung Quốc - Siêu Cường Mong Manh" của Tiến sĩ Susan L. Shirk, Giáo sư Đại Học San Diego, Tiểu Bang California, Cựu Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách quan hệ Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2000.