10 tháng 12, 2007

Muốn Bảo Vệ Lãnh Thổ: Dân Tộc Việt Nam Phải Vùng Lên

Hoàng Sa
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, hải quân Trung Quốc đã cưỡng chiếm quần đảo Hoàng sa dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Trong trận hải chiến không cân sức này, lực lượng hải quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu với 58 người đã hy sinh. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc lại cưỡng chiếm quần đảo Trường Sa. Trong trận hải chiến này cũng đã có 74 binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh sau những giờ phút chiến đấu dũng cảm. Một tháng sau, ngày 14 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc tuyên bố sát nhập hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa vào tỉnh Hải Nam. Đầu năm 2000, Trung Quốc đã đặt quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trung Sa nằm gần Phi Luật Tân, thành một cấp gọi là biện sự xứ (tương đương cấp huyện) với tên gọi chính thức là Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ thuộc tỉnh Hải Nam. Ngày 2 tháng 12 năm 2007, nhà cầm quyền Trung Quốc đã chính thức cho thành lập thành phố Tân Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển đông, trong đó có hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa của Việt Nam. Thật ra, Việt Nam không mất đất hay các quần đảo vào tay Trung Quốc từ tháng 12 năm 2007 mà đã mất từ trước đó, chỉ vì những xuẩn động và yếu hèn của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

07 tháng 12, 2007

Nạn Nhân Vu Khống Mới Nhất Của CSVN: Ông Bà Lê Văn Phan

Ông Lê Văn Phan, nạn nhân vu khống
của CSVN.
Ngày 27 tháng 11 năm 2007, Tổng cục an ninh Bộ công an Cộng sản Việt Nam đã cho phổ biến một bản tin trên tờ Sài Gòn Giải Phóng có nội dung: “Lực lượng an ninh phi trường Tân Sơn Nhất đã bắt khẩn cấp ông Lê Văn Phan, 55 tuổi và bà Nguyễn Thị Thịnh 54 tuổi, là hai Việt Kiều có quốc tịch Mỹ, từ ngày 23 tháng 11, với tang chứng là một khẩu súng ngắn hiệu Ruger và 13 viên đạn nằm trong hành lý nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay CX 767”. Tổng cục an ninh CSVN đã nối sự kiện này với việc bắt giữ các đảng viên và cộng tác viên của đảng Việt Tân vào ngày 17 tháng 11 trong lúc họ đang tổ chức quảng bá 7000 ngàn truyền đơn cổ võ đấu tranh bất bạo động và 1000 lôgô của Việt Tân, để dựng lên kịch bản: “Lực lượng an ninh đã bắt khẩn cấp hành vi vận chuyển, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép của tổ chức khủng bố Việt Tân”. Liền sau đó, CSVN đã cho các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình của chế độ, liên tục lập đi lập lại những nội dung nói trên để nhằm vu cáo đảng Việt Tân là khủng bố, bạo loạn...

19 tháng 10, 2007

Về Cuộc Vận Động Dân Chủ Tại Việt Nam

Cuộc đấu tranh để xây dựng một thể chế chính trị tự do và dân chủ trong một đất nước độc lập và phú cường, đã được dân tộc Việt Nam theo đuổi từ nhiều thập niên qua, kể từ khi người Pháp bắt đầu cuộc xâm lăng và đặt nền đô hộ trên đất nước Việt Nam từ năm 1858 cho đến nay. Trong gần 150 năm vừa qua, các thế hệ Việt Nam đã không ngừng tranh đấu dưới nhiều hình thức và cũng đã trải qua nhiều giai đoạn nghiệt ngã với những hy sinh vô bờ bến. Cuộc đấu tranh đã trở nên cam go và khốc liệt khi đảng Cộng sản Việt Nam đã thôn tính miền Nam Việt Nam bằng vũ lực vào tháng 4 năm 1975. Bằng một chính sách cai trị hà khắc và đàn áp khốc liệt đối với quân cán chính miền Nam Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam đã biến đất nước Việt Nam thành một trại tù khổng lồ. Trại tù này tuy có biến dạng đôi chút sau năm 1986, khi đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu mở cửa, đổi mới kinh tế và nhất là vận động đầu tư ngoại quốc để cứu nguy sự sụp đổ; nhưng về căn bản vẫn là quốc gia độc tài. Mọi sinh hoạt căn bản của người dân như tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tư tuởng, tự do bầu cử và ứng cử... đều bị đảng Cộng sản Việt Nam khước từ, thay vào đó là sự kiểm soát và khống chế toàn diện của đảng và nhà nước.

26 tháng 9, 2007

Cuộc Cách Mạng Màu Vàng Đang Bùng Nổ Tại Miến Điện?

Tính đến ngày 25 tháng 9, những cuộc biểu tình rộng lớn của hàng chục ngàn nhà sư Miến Điện tại thủ đô Rangoon đã trải qua ngày thứ 9, là sự tiếp nối của những cuộc biểu tình trước đó của các nhà dân chủ và dân chúng Miến, nhằm chống chính quyền quân phiệt Miến Điện đã ra quyết định tăng giá nhiên liệu vào ngày 15 tháng 8 năm 2007. Mặc dù những cuộc biểu tình chống tăng giá nhiên liệu đã diễn ra nhiều ngày trong tháng 8 nhưng đã không tạo nhiều sự quan tâm của dư luận vì số người tham gia chưa đông đảo. Mãi cho đến khi nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện dùng vũ lực giải tán cuộc biểu tình của hơn 400 nhà sư Miến Điện tại thị trấn Pakoku vào ngày 5 tháng 9 năm 2007, cục diện chính trị đã thay đổi với sự nhập cuộc bất ngờ của hơn 400 ngàn tăng ni trong Liên minh các nhà sư Miến Điện.

08 tháng 9, 2007

Chặng Đường Một Phần Tư Thế Kỷ Của Đảng Việt Tân

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (đảng Việt Tân) được chính thức thành lập trong Đại Hội Dựng Đảng vào ngày 10 tháng 9 năm 1982 tại một địa điểm trong vùng biên giới Thái Lào. Những ý kiến về việc xây dựng một đảng cách mạng đã được Tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông thảo luận từ lúc bắt tay xây dựng căn cứ, làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam vào cuối năm 1981. Lúc đó, Tướng Hoàng Cơ Minh quan niệm rằng: Cuộc chiến đấu sau năm 1975 không đơn thuần là cuộc đấu tranh giải thể chế độ độc tài Cộng sản, mà còn là một cuộc cách mạng canh tân Việt Nam để xây dựng lại con người và nước Việt Nam mới, hoằng dương những giá trị trường cửu của dân tộc mà đảng Cộng sản Việt Nam đã xóa sạch. Muốn làm cách mạng thì phải có một đảng cách mạng để đào tạo những con người cách mạng hầu tiến hành những mục tiêu cách mạng đó.

24 tháng 8, 2007

Tưởng Niệm Đông Tiến

Đông Tiến là con đường tiến về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời của đất nước Việt Nam thân yêu từ hải ngoại. Đông Tiến là con đường kháng chiến Việt Nam đã phải băng qua lãnh thổ Lào và Kampuchia từ đất Thái, trong giai đoạn đất nước hoàn toàn bị bao phủ bởi bức màn sắt của độc tài chuyên chế, để xâm nhập vào Việt Nam, vận động toàn dân vùng lên đấu tranh giải phóng đất nước khỏi gông cùm toàn trị của đảng Cộng sản Việt Nam; đoạn đường lịch sử dài suốt gần 10 năm - từ cuối năm 1981 đến giữa năm 1990.

Con đường Đông Tiến được chính thức ’khai sinh’ vào hạ tuần tháng 11 năm 1981 khi Tướng Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Viêt Nam (gọi tắt là Mặt Trận), cùng với khoảng 14 chiến hữu của ông, từ Bangkok, tiến về vùng biên giới Thái Lào, để thiết lập khu chiến trong lãnh thổ Lào, cách làng Nong Noi, tỉnh U Bon Thái khoảng 10 cây số về hướng Đông. Sau khi thiết lập xong căn cứ và huấn luyện thêm nhân sự, Tướng Hoàng Cơ Minh đã thực hiện các toán công tác với nhiệm vụ mở những con đường xâm nhập vào Việt Nam băng qua lãnh thổ Lào và Kampuchia. Mặt Trận gọi đây là giai đoạn Đấu Tranh Đông Tiến với hai mục tiêu: 1/ Khai mở con đường liên lạc trong ngoài đã bị tắc nghẽn từ sau năm 1975; 2/ Bắt tay với các lực lượng kháng cự tại nội địa. Kháng Chiến Quân Phùng Tấn Hiệp là người đã có công rất lớn trong việc thực hiện các toán giao liên, mở những con đường xâm nhập Việt Nam trong bối cảnh phôi phai của Kháng chiến Việt Nam.

12 tháng 7, 2007

Hãy Hỗ Trợ Những Người Dân Oan

Cuộc ’tọa kháng’ để đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại ruộng đất nhà cửa đã bị nhà nước cướp đoạt bất công trước văn phòng quốc hội II tại Sài Gòn của đồng bào các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Long An, Bình Dương ... đã lên đến ngày thứ 22. Đây có thể coi là cuộc ’tọa kháng’ của những gia đình nông dân - thấp cổ bé miệng - tại miền Nam kéo dài nhiều ngày nhất và đang đẩy chế độ Hà Nội rơi vào thế lúng túng đối phó chưa từng có như hiện nay. Có thể nói là trong 22 ngày vừa qua, hàng trăm nông dân khiếu kiện – đa số là phụ nữ - đã sống trong cảnh màn trời chiếu đất, dưới những cơn mưa tầm tã hàng ngày trút xuống thành phố Sài Gòn. Hiện tại, mỗi ngày có từ 400 đến 600 dân oan đến từ 10 tỉnh thành ở miền Nam, tụ tập trước trụ sở quốc hội II hoặc ngồi rải rác trên con đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn với những biểu ngữ viết vội vã những dòng chữ như Đả đảo Chính quyền Tiền Giang Cướp Đất. Đả đảo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận tham nhũng. Yêu cầu Nhà nước Trả lại Ruộng đất cho Nông dân An Giang.... Đọc những tấm biểu ngữ viết sơ sài trên những tấm vải đủ màu, người ta thấy đây là cuộc biểu tình ’tọa kháng’ hoàn toàn tự phát. Thế nhưng tại sao Cộng sản Việt Nam lại không dẹp hay không giải quyết mà để kéo dài nhiều ngày như vậy?

28 tháng 6, 2007

Nhìn Lại Chuyến Đi Mỹ Của Ông Triết

Thông thường, kết thúc một cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ quốc gia, người ta công bố một bản thông cáo chung, xác định một số điểm đồng thuận trong cuộc trao đổi và nhất là để ’tô vẽ’ thêm hình ảnh quan hệ thân thiện giữa hai nước, tạo nền tảng cho những đối thoại tốt đẹp hơn trong tương lai. Đối với các quốc gia cộng sản, thông cáo chung còn là một văn kiện quan trọng để khoe với thế giới bên ngoài về những thành tựu đối ngoại, đồng thời giúp tuyên truyền trong nội bộ đảng về sự thành công của chính sách mở cửa. Tháng 6 năm 2005, khi ông Phan Văn Khải vừa kết thúc xong cuộc gặp gỡ với Tổng thống George W Bush tại tòa nhà trắng, lập tức bản Thông cáo chung đã được phổ biến một cách rộng rãi. Ngôn ngữ được sử dụng trong bản thông cáo chung vào lúc đó tuy mang tính chất ngoại giao hoàn toàn; nhưng lại được dư luận cho đó là một thắng lợi đáng kể của Hà Nội khi lãnh đạo Hà Nội ngang nhiên bước phòng bầu dục, nơi được mệnh danh là tòa nhà đầu não của thế giới tự do.

06 tháng 6, 2007

Về Chuyến Đi Mỹ Của Nguyễn Minh Triết

Sau nhiều sự đồn đãi quanh việc Cộng sản Việt Nam có thể huỷ bỏ chuyến viếng thăm Mỹ do một tờ Nhật báo tại Singapore loan tải, Hà Nội đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Minh Triết và một phái đoàn hùng hậu của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ viếng thăm Hoa Kỳ trong 5 ngày từ ngày 19 đến 23 tháng 6. Trước khi công bố lịch trình chuyến viếng thăm này, ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa hoàn tất chuyến viếng thăm Trung Quốc, trong 4 ngày, từ ngày 15 đến 18 tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, trước khi lên đường dự Hội nghị Thượng Đỉnh G8 tại Đức vào trưa ngày mồng 4 tháng 6, Tổng Thống Bush và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng chưa chính thức công bố thư mời và lịch trình đón tiếp. Rõ ràng là chuyến đi Mỹ của ông Triết có nhiều điều trắc trở, không thuận buồm xuôi gió như chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải vào tháng 6, 2005. Theo tin tức thì ông Lê Văn Bàng, Thứ trưởng ngoại giao của Hà Nội, đang có mặt tại Hoa Thịnh Đốn nhằm thảo luận và sắp xếp với phía Hoa Kỳ về lịch trình và nghi thức đón tiếp Nguyễn Minh Triết; nhưng vì hai phía chưa có đồng thuận về nghi thức đón tiếp và nội dung thảo luận nên Hoa Kỳ chưa công bố chăng?

14 tháng 5, 2007

Bộ Ba Nguyễn Minh Triết – Nguyễn Tấn Dũng – Trương Tấn Sang

Ngày 25 tháng 4 năm 2007 vừa qua, đánh dấu đúng một năm ngày bế mạc đại hội lần thứ X của đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006. Đây có thể coi là một đại hội khác thường nhất trong tất cả các đại hội đã triệu tập từ trước đến nay, khi nó không có đại hội trù bị để cho các phe nhóm tự quyết định lấy thành phần nhân sự trong Trung ương đảng mà phải giao cho 1.176 đại biểu biểu quyết ngay tại đại hội, cũng như cho các đảng viên tự ứng cử mà không cần thông qua sự đề bạt của ban tổ chức Trung Ương. Nhưng quan trọng hơn, đại hội lần thứ X còn đánh dấu sự cáo chung của bộ ba Thái thượng hoàng gồm Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt ra khỏi vị trí quyền lực, sau gần 10 năm (1997 – 2006) làm mưa làm gió trong hậu trường chính trị giữa họ với nhau. Nhưng sự cáo chung quyền lực của bộ ba Thái Thượng Hoàng lại tạo ra một sự tranh chấp mới trong đảng Cộng sản Việt Nam mà lần này không chủ yếu ở nhân sự cầm đầu giữa các phe nhóm mà chuyển theo khuynh hướng địa phương Bắc – Trung – Nam. Bài viết này có chủ đích lượng giá tình hình nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau đại hội X.

04 tháng 5, 2007

Tẩy Chay Bầu Cử Độc Đảng Ảnh Hưởng Như Thế Nào Trong Cuộc Đấu Tranh Hiện Nay

Cuộc đấu tranh mà dân tộc Việt Nam đang tiến hành có nhiều cách gọi khác nhau như đấu tranh giải phóng Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng sản, hay đấu tranh để giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Những tên gọi này đều khởi đi từ một mục tiêu duy nhất mà nhiều thế hệ Việt Nam đã và đang theo đuổi, đó là đấu tranh cho đến ngày hoàn toàn lật đổ ách cai trị bạo tàn và dã man của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng lại một nước Việt Nam dân chủ, tự do và tiến bộ. Mục tiêu cao cả này đã cho chúng ta thấy rõ ba điều sau đây:

10 tháng 2, 2007

CSVN Hậu WTO

Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Cộng sản Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO). Bốn ngày sau, Hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Khóa X đã khai mạc tại Hà Nội kéo dài non 10 ngày mà trọng tâm chính là bàn về hướng đi của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Hà Nội chưa chính thức công bố chi tiết các chủ trương, chính sách hậu WTO nhưng qua bài phát biểu của Nông Đức Mạnh, đảng Cộng sản Việt Nam đang tập trung vào hai công việc chính như sau:

17 tháng 1, 2007

Hà Nội Lo Ngại Không Còn Nắm Chặt Báo Chí?

Tiếp theo Chỉ thị mang số 37/CP của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam phổ biến vào ngày 26 tháng 10 năm 2006 nhằm chỉ thị Bộ thông tin văn hóa và các ủy ban nhân dân tỉnh phải rà soát lại việc quản lý báo chí và truyền thông, đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức một hội nghị có danh xưng là ’sơ kết hai năm thực hiện thông báo 162 của bộ chính trị về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, tuyên truyền’ tại Hạ Long, vào ngày 8 tháng 1 năm 2007. Trong bài nhận định về công tác quản lý báo chí, Tô Huy Hứa nêu lên một số thành quả và biểu dương những tờ báo đã thực hiện chỉ thị của bộ chính trị như báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, báo Công An, Thông Tấn Xã Việt Nam, báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam và những đơn vị như thành phố Sài Gòn, Hà Nội, Bộ quốc phòng, Bộ bưu chính viễn thông, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các tỉnh ủy Yên Bái, Thừa Thiên - Huế, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Cần Thơ, Đà Nẵng. Những con số mà Tô Huy Rứa mang ra biểu dương trước Hội nghị quả là quá khiêm nhường vì tại Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 600 tờ báo đủ loại và cỡ 700 cơ sở truyền thanh, truyền hình, báo điện tử, cơ quan tuyên truyền. Chỉ nhìn qua điều này người ta đủ thấy là diễn biến Hội nghị về báo chí đang có vấn đề lớn trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

03 tháng 1, 2007

Cộng sản Việt Nam và Công Nghệ Thông Tin

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng tin học vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 đã mang đến cho nhân loại một ngành công nghệ mới, đó là công nghệ thông tin. Lãnh vực này đang ngày một phát triển đa dạng, đặc biệt là tại những quốc gia không có nền công nghệ cao tại Á Châu. Nói cách khác, công nghệ thông tin đang là một xu hướng thu hút sự tham gia của giới trẻ tại những quốc gia đang phát triển và nó trở thành một sức bật quan trọng trong việc mang lại những sự phát triển to lớn và bất ngờ cho những quốc gia nào có sự đầu tư đúng đắn vào con người. Thật vậy, Ấn Độ, Mã Lai, Đài Loan là những quốc gia trong vùng Á Châu đã và đang gặt hái khá nhiều thành công trong lãnh vực công nghệ thông tin, trong đó Ấn Độ là nước có mức phát triển cao nhất nhờ vào lãnh vực này trong suốt 4 thập niên vừa qua. Điều kiện cơ bản để đẩy mạnh sự phát triển ngành công nghệ thông tin là chất xám. Khi giáo dục được chú trọng và vun bồi để xây dựng một đội ngũ chất xám hoạt động tự do, không bị rào cản sẽ giúp phát triển nhanh chóng ngành công nghệ thông tin. Đây là những điều được người ta rút tỉa từ kinh nghiệm phát triển ngành công nghệ thông tin của các quốc gia Ấn Độ, Mã Lai, Nam Hàn, Đài Loan.