24 tháng 12, 2012

Cộng sản Việt Nam không thể cưỡng lại đà thoái trào

Tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 68 ở Hà Nội vào ngày 17 tháng 12 năm 2012, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho lực lượng công an các cấp là “dứt khoát không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.” Phát biểu của ông Dũng đã không chỉ nói lên sự tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài độc đảng, mà còn cho thấy tư duy của giới lãnh đạo Hà Nội có ít nhiều nao núng trước sức ép của xu thế dân chủ hóa toàn cầu hiện nay. Đó là xu thế xuất hiện của những tập hợp quần chúng, đoàn thể chính trị nhằm cùng hợp tác với nhau giải quyết các nhu cầu của đời sống xã hội nằm ngoài sự cho phép hay kiểm soát của chính quyền.

Từ việc coi các đảng phái chính trị là phản động, có âm mưu lật đổ chế độ, CSVN đang chuyển sang thế ngăn chặn để không cho xuất hiện công khai những lực lượng chính trị đối lập; rõ ràng là CSVN biết rằng sớm muộn gì họ cũng phải đối diện với những thay đổi này vì các áp lực sau đây của xã hội.


28 tháng 9, 2012

Cơn lốc chính trị mới tại Việt Nam sau vụ Bầu Kiên bị bắt

Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), một ngân hàng tư doanh lớn nhất trong số gần 40 ngân hàng tư doanh tại Việt Nam bị bắt hôm 21 tháng 8, thì các biến cố liên tiếp sau đó cho thấy là Cộng sản Việt Nam bắt đầu phải đối diện với cơn lốc chính trị mới, đến từ hàng ngũ “đại gia” do chính chế độ sản sinh trong những năm gần đây khi áp dụng mô hình phát triển theo kiểu “tập đoàn” (chaebols) với giấc mơ công nghiệp nền kinh tế Việt Nam vào năm 2020.

Điều này thể hiện rõ nhất trong việc Bộ công an CSVN đã vừa công bố sẽ truy tố thêm ông Kiên tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 165 của Luật hình sự vào ngày 18 tháng 9 . Đặc biệt là hôm 27 tháng 9, CSVN khởi tố hàng loạt 4 nhân vật liên hệ đến ông Kiên là Trần Xuân Giá (Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, Lê Vũ Kỳ (Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Trịnh Kim Quang (Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB) và Phạm Trung Cang (Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank).

07 tháng 8, 2012

Chiến tranh Biển Đông?

Những hành động mang tính chất khiêu khích của Trung Quốc trong Tháng 7 (đơn phương thiết lập bộ chỉ huy quân sự và Hội đồng đại biểu nhân dân “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng sa) và Tháng 8 (đưa 23 ngàn tàu đánh cá với gần 100 ngàn ngư dân rầm rộ chưa từng thấy đến đánh bắt hải sản tại vùng biển quanh hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa), đã không chỉ làm cho tình hình biển Đông vốn căng thẳng trở thành điểm nóng, mà còn khiến cho dư luận lo ngại rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa biển Đông để chuẩn bị chiến tranh.

Thái độ hung hăng, coi thường dư luận của Bắc Kinh hiện nay trên biển Đông không phải là sự chuyển hướng bất ngờ do vấn đề rối rắm trong nội bộ đảng sau vụ Bạc Hy Lai (Bo Xilai), bí thư Trùng Khánh (Chongqing) bị thất sủng và càng không phải là lý do phe quân đội hay phe diều hâu tìm cách gây hấn chiến tranh ở bên ngoài để củng cố thực lực nhân đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào mùa Thu năm nay. Tất cả những ứng xử của Trung Quốc hiện nay cũng như trong khoảng 5 năm vừa qua, từ khi cho thiết lập khu hành chánh Tam Sa vào tháng 12 năm 2007, đều nhắm tới mục tiêu kiểm soát biển Đông bằng mọi giá, trước khi vói tay ra thế giới thu tóm quyền lực để trở thành cường quốc số 1 vào năm 2050.

08 tháng 7, 2012

Xung đột thượng tầng lãnh đạo CSVN

Sự tranh giành thế chủ đạo ở trong đảng giữa hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng tưởng đã tạm lắng đọng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được chọn làm trái độn Tổng Bí Thư trong Đại hội đảng lần thứ XI diễn ra vào hạ tuần tháng 1 năm 2011, nhưng những tin tức liên quan đến các vụ thay thế hoặc thất sủng của một số nhân vật gần đây đã cho thấy là xung đột giữa ông Sang và ông Dũng đã mở rộng thành xung đột giữa phe Đảng và phe Chính Phủ.

Đây là hiện tượng thường xảy ra vào giai đoạn cuối ở những chế độ độc tài cộng sản khi mà thành phần lãnh đạo chóp bu bắt đầu tranh chấp và đổ tội lẫn nhau về tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng xã hội đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.


30 tháng 4, 2012

CSVN không thể ngăn chận lòng yêu nước và các hoạt động dân chủ

Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Bộ công an CSVN đã dàn dựng một bản tin và cho một số cơ quan truyền thông của chế độ loan tải về việc đã bắt giữ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên đảng Việt Tân ngay sau khi anh đến phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 17-4-2012.

CSVN cáo buộc rằng anh Nguyễn Quốc Quân về Việt Nam để thực hiện cái gọi là “kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5 năm 2012 tại Sài Gòn và một số tỉnh, thành phố.”

Đây là một cáo buộc hồ đồ nhằm xuyên tạc sự đấu tranh kiên cường và bất khuất của các nhà dân chủ, đồng bào yêu nước và bà con dân oan trước những áp bức độc tài, độc ác của đảng CSVN là do những kích động từ bên ngoài.

22 tháng 4, 2012

Nhận định về cuộc thanh trừng nội bộ của lãnh đạo đảng CS Trung quốc

Chương Trình Hội Luận Đài Radio Chân Trời Mới, ngày 22 tháng 4, 2012


Nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về cuộc thanh trừng nội bộ của lãnh đạo đảng CS Trung quốc

21 tháng 4, 2012

Vấn đề Bạc Hy Lai của Trung Quốc

Thái tử đỏ “Bạc Hy Lai”
Bạc Hy Lai, 63 tuổi, là con trai thứ hai của Bạc Nhất Ba từng là một công thần của chế độ Cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao.

Mới đây, họ Bạc đã không những mất tất cả quyền lực (Bí thư Thành phố Trùng Khánh, Ủy viên Bộ chính trị) mà còn mất luôn cơ hội trở thành 1 trong 9 “hoàng đế” trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bầu ra từ đại hội đảng kỳ 18 - sẽ tổ chức tháng 10 tới đây, sau khi người thân tín của họ Bạc trước đây là Vương Lập Quân chạy trốn vào Tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô hôm mồng 6 tháng 2 năm 2012.

Sự việc đã hé mở cho công luận nhìn thấy những vết nứt trong nội bộ Trung Quốc, được che giấu bởi lớp sơn cải cách kinh tế kỳ diệu từ năm 1978 cho đến nay.

15 tháng 4, 2012

Nhận định về dự thảo mới về quản lý internet tại Việt Nam

Chương Trình Hội Luận Đài Radio Chân Trời Mới ngày 15 tháng 4, 2012

Nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về dự thảo mới về quản lý internet tại Việt Nam

03 tháng 3, 2012

Cộng Sản Việt Nam đang lo sợ những đợt sóng ngầm

Non 2 tháng sau khi biến cố Tiên Lãng xảy ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã gấp rút tổ chức Hội nghị cán bộ vào 3 ngày cuối tháng 2 vừa qua. Tuy chủ đề là học tập Nghị Quyết 4 về “một số vấn đề xây dựng đảng trong tình hình hiện nay”, nhưng ai cũng thấy rõ Hội nghị cán bộ là để đối phó với những đợt sóng ngầm của xã hội, mà vụ Tiên Lãng đã là lỗ xì cho những phẫn uất vốn đã dồn nén trong lòng nhiều người, nhiều giới chứ không chỉ bà con dân oan.

Hơn 1000 bài báo và hàng triệu ý kiến của độc giả chia xẻ trên các trang mạng, trang blog ở trong nước, lên án những hành động sai trái của cán bộ Huyện Tiên Lãng và Thành phố Hải Phòng kể từ khi biến cố Tiên Lãng bùng nổ đã làm cho Bộ chính trị và Ban bí thư lo ngại. Cái lo của lãnh đạo CSVN là khi xã hội có quá nhiều phẫn uất từ mọi thành phần xã hội, những biến động tập thể sẽ không thể tránh được khi có những sự việc châm ngòi.

11 tháng 2, 2012

Tại sao dân chủ chưa đến với người dân Ai Cập?

Sự bỏ trốn khỏi xứ Tunisia của Tổng thống Ben Ali vào ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm độc quyền thống trị, đã không chỉ mang lại thắng lợi cho cuộc cách mạng dân chủ tại đây mà còn kích lên làn sóng dân chủ tại Ai Cập và nhiều quốc gia khác như Libya, Syria, Bahrain, Yemen… trong khối Á Rập. Tuy nhiên chỉ có diễn biến tại Ai Cập trải qua 18 ngày đấu tranh của hàng trăm ngàn người tại công trường Tahrir được coi là khí thế nhất và đúng như câu mà Wael Ghonim, một thanh niên đã sử dụng mạng Facebook để kêu gọi người dân Ai Cập theo gương Tunisia vùng dậy chấm dứt ách độc tài của Tổng thống Mubarak đã đi vào lịch sử: "Quyền lực của người dân mạnh hơn người nắm quyền." (The power of people is stronger than the people in Power).

06 tháng 2, 2012

Tiên Lãng: Một sự trưởng thành của Xã Hội Dân Sự

Từ lúc xảy ra vụ chính quyền huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, đưa hơn 100 công an và bộ đội đến “cưỡng chế” chiếm 19 hécta đất mà Huyện đã giao cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn nuôi trồng thủy sản tại Cống Rộc, xã Vinh Quang hôm mồng 5 tháng 1 năm 2012; đã có hàng trăm bài viết đề cập về thảm kịch này dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Đúng 1 tháng sau, từ ngày 6 đến 10 tháng 2, ông Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa một Hội nghị của các cơ quan liên hệ để nghe báo cáo về vụ cưỡng chế này. Có thể nói đây là Hội nghị được triệu tập khá bất thường trong hệ thống chính trị cộng sản. Trên nguyên tắc, ông Dũng không cần phải triệu tập và ngồi ghế chủ tọa một Hội nghị cấp trung ương để giải quyết những “tranh chấp” giữa một gia đình nông dân với chính quyền Huyện. Ông Dũng chỉ cần giao cho thành phố Hải Phòng hoặc cao hơn là Bộ Nông nghiệp trực tiếp giải quyết là đủ.

10 tháng 1, 2012

Vài góp ý với ông Nguyễn Phú Trọng

Sức sống của một đảng hay một lực lượng chính trị thường dựa trên ba nền tảng: Thứ nhất là cơ sở lý luận hay còn gọi là hệ tư tưởng phải đi gần với thực tiễn đời sống của người dân. Thứ hai là hệ thống tổ chức đảng không cho phép bất kỳ một cá nhân nào, kể cả người đứng đầu các ngành lập pháp, tư pháp, hành pháp có thể đứng trên dân tộc, đứng trên luật pháp. Thứ ba là được quần chúng tin tưởng và ủng hộ qua phương thức bầu cử công khai và minh bạch.

Nếu dựa trên những nền tảng này, đảng Cộng sản Việt Nam không những không đáp ứng được bất cứ điều gì mà còn được sử dụng như một công cụ để duy trì quyền lực độc tôn cho một thiểu số quyền lực. Họ dùng đảng như một cái khiên để núp vào đó thao túng quyền lực và ban phát đặc quyền đặc lợi cho những ai cùng phe nhóm hầu bảo vệ lẫn nhau. Họ sẵn sàng đạp trên công luận, nền tảng đạo đức và ngay cả luật pháp của chính họ để thỏa mãn tham vọng cá nhân.