29 tháng 4, 2015

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - THỜI KỲ I: 1975-1984

Năm 2015, đánh dấu đúng 40 năm ngày chấm dứt cuộc chiến Quốc-Cộng tương tàn, đẫm máu kéo dài 20 năm (1955-1975) để bước vào một trang sử mới đen tối hơn. Trang sử đầy đau thương, chết chóc, chia lìa và nước mắt, chưa từng có trong lịch sử cận đại của dân tộc, bắt đầu vào ngày 30/4/1975, với những hệ lụy còn kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Đã có nhiều bài vở, tập sách viết về cuộc chiến này với nhiều góc cạnh khác nhau, kể cả những truy cứu về nguyên nhân và hậu quả. Ngoài ra, cũng đã có nhiều bài viết phân tích về các chính sách của đảng CSVN đã áp dụng tại miền Nam sau năm 1975 và trên cả nước trong 4 thập niên qua, khiến cho một nửa miền Nam (vào năm 1960 kinh tế VNCH đã vượt qua Thái Lan, Miến Điện, Nam Hàn) có nhiều tiềm năng để vươn lên sau khi có được hòa bình, thì lại trở thành địa ngục vì những “kẻ thắng cuộc” thử nghiệm chủ thuyết “tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa’ hoang tưởng.

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - THỜI KỲ II: 1985 – 1994


THỜI KỲ II: 1985 – 1994:
Liên Xô Sụp Đổ
Hà Nội Quay Sang Khấu Tấu Bắc Kinh.

Năm 1985 đã có một sự thay đổi lớn trong thế giới Cộng sản và tại Việt Nam.

Trước tình trạng phá sản của Liên Xô do cuộc chạy đua vũ trang không gian với Hoa Kỳ trong thập niên 70, Tổng bí thư Gorbachev của đảng CS Liên Xô đã đưa ra hai chính sách “mở cửa” và “tái phối trí” nhằm mục tiêu cứu nguy Liên Xô vào tháng 5/1985.

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - THỜI KỲ III: 1995 – 2004

Trong 2 thập niên đầu (1975-1994), CSVN loay hoay trong vũng lầy “chuyên chính vô sản” và “ai thắng ai” khiến cho toàn thể đất nước rơi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện. Mặc dù từ năm 1986, Hà Nội tung ra chính sách đổi mới mà cụ thể là mở cửa để huy động tài nguyên từ bên ngoài nhằm cứu nguy chế độ; nhưng phải nói là lãnh đạo CSVN vào lúc đó, không ai có kinh nghiệm giao tiếp với bên ngoài và quan trọng nhất là sợ bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa nên đã mò mẫm đổi mới như “thầy bói sờ mui rùa”.

Việc Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận và chính thức nối lại quan hệ ngoại giao bình thường với CSVN vào năm 1995, đã mở ra rất nhiều cơ hội cho CSVN. Thế nhưng CSVN vốn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn nên đã không tích cực khai dụng sự quan hệ với Hoa Kỳ để tạo điều kiện thay đổi đất nước. Mãi cho đến khi vụ giàn khoan HD 981 xảy ra, lãnh đạo CSVN miền Bắc mới thấy rằng Trung cộng không còn là chỗ dựa an toàn nữa và bắt đầu quay sang Hoa Kỳ để tìm một thế “cân bằng” mới để giảm bớt sức ép từ Trung Quốc.

Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) - THỜI KỲ IV (2005 – 2014)


THỜI KỲ IV (2005 – 2014)

Khả Năng Kiểm Soát Xã Hội Bị Thu Hẹp
Hà Nội Lo Sợ Tình Hình Đột Biến

Sự kiện CSVN chính thức gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006 và tổ chức thành công Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 18/11/2006 đã tạo một ấn tượng là CSVN có thể thoát xác trở thành con Hổ Á Châu trong một tương lai rất gần.
Lúc đó CSVN cũng đã thực hiện 3 chính sách có tính cách đột phá: 1/ Giảm thuế đối với hàng nhập cảng từ 10 thành viên của khối ASEAN xuống còn 0-5% từ đầu năm 2006; 2/ Mở rộng thị trường xuất cảng sang Hoa Kỳ vì sau khi được ban cho quy chế tối huệ quốc (PNTR), nhờ vậy vấn đề mậu dịch giữa hai nước không còn phải cứu xét hàng năm; 3/ Đẩy mạnh một loạt các chính sách cải tổ về nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ, luật pháp, môi trường theo sự đòi hỏi của một thành viên WTO.

18 tháng 4, 2015

Về cuộc phản kháng của nông dân Bình Thuận


Ngày 17/4 vừa qua, người dân tại hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng.

Đây chỉ là tình trạng hoãn binh tạm thời, vì ngày nào mà nhà máy còn xử dụng phương pháp “nhiệt điện đốt than” của Trung Quốc – đã từng gây ô nhiễm cho bầu trời Hoa Lục - cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục bùng nổ.

Những Diễn Biến

Sự phản đối của người dân thuộc hai Huyện nói trên đã nhen nhúm từ rất lâu vì họ đã phải hứng chịu những trận bão “bụi tro than” khủng khiếp từ bãi tro rộng hơn 64 hécta, hàng ngày nhận 3 ngàn đến 4 ngàn tấn tro than từ hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện thải ra.