16 tháng 11, 2005

Dân Sinh và Dân Quyền: Hai Vấn Đề Căn Bản Của Dân Chủ

I-Dẫn Nhập:

Sau khi các chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, người ta đã vô cùng bàng hoàng về tình trạng phá sản về mặt đời sống của người dân tại những quốc gia được mệnh danh là ’làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ . Sự phá sản này bắt nguồn từ chính sách cai trị ác độc của các đảng cộng sản là ’dùng miếng ăn’ để sai khiến con người và ’dùng bạo lực’ để hủy hoại ý chí vươn lên của người dân. Những thủ đoạn cai trị này kéo dài càng lâu thì mức tác hại trên các mặt đời sống của người dân càng nhiều và khó hồi phục. Thật vậy, nhìn vào các quốc gia cộng sản cũ tại Đông Âu và Liên Xô, người ta thấy là tuy xã hội đã có những chuyển mình rất lớn trong nếp sống mới với nền kinh tế tự do trong thể chế dân chủ pháp quyền từ năm 1990 cho đến nay; nhưng trên mặt đời sống vẫn còn bị một số quán tính do cơ chế độc tài bao cấp cũ đè lên, với nhiều thói tật chưa được lành mạnh hóa. Chính những thói tật này đã phần nào làm ảnh hưởng lên tiến trình xây dựng nếp sống dân chủ từ một xã hội bị bưng bít trong nhiều năm và tạo ra những kẽ hở cho các đảng Cộng sản - tuy đã yếu thế và phải đổi tên - khai thác cũng như kích động những quán tính cũ của người dân để thu hút phiếu cử tri trong các cuộc bầu cử sau đó.

02 tháng 11, 2005

Về Chuyến Thăm Việt Nam Của Lãnh Tụ Hồ Cẩm Đào

Ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước viếng thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 10 đến 2 tháng 11, theo lời mời của ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước. Đây là lần thứ ba, ông Hồ Cẩm Đào viếng thăm Việt Nam. Chuyến đầu tiên họ Hồ đến Việt Nam với tư cách phó chủ tịch nước vào năm 1998. Lần thứ hai dẫn một phái đoàn tham dự đại hội đảng Cộng sản Việt Nam kỳ 9 từ ngày 18 đến 24 tháng 8 năm 2001. So với chuyến viếng thăm năm 2001 và bây giờ, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sự thay đổi phức tạp và Cộng sản Việt Nam ở vào khúc quanh quan trọng khi bắt đầu áp dụng những khuôn mẫu của Bắc Kinh để sống còn.