19 tháng 12, 2006

Những Bi Kịch Sau Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến

Tháng 12 năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã huy động khá nhiều địa phương tổ chức kỷ niệm cái gọi là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp xảy ra cách nay 60 năm, vào ngày 19 tháng 12 năm 1946. Vào lúc đó, Hồ Chí Minh trên danh nghĩa là chủ tịch nước Việt Nan Dân Chủ Cộng Hòa mà họ đã cướp được từ tay chính quyền Trần Trọng Kim, vào tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, kêu gọi đồng bào toàn quốc, đặc biệt là tại Hà Nội phải rút khỏi thành phố để chống lại các cuộc tấn công của quân đội Pháp. Cũng vào lúc đó, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam đã cho rằng người Pháp đã phản bội Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp ngày 6 tháng 3 năm 1946 và xâm phạm tạm ước, ngày 14 tháng 9 năm 1946, mà hai phía gồm chính quyền Việt Minh và chính quyền thuộc địa Pháp đang thảo luận nhằm giải quyết vấn đề độc lập của Việt Nam. Nếu những ai không thuộc sử hoặc bị kích thích bởi tinh thần dân tộc mù quáng, dễ tin rằng các điều nêu ra của đảng Cộng sản Việt Nam - hay nói đúng hơn là của chính quyền Việt Minh vào thời đó - là đúng và cuộc kháng chiến có chính nghĩa. Sự thật không phải như vậy.

12 tháng 12, 2006

Những Đối Phó Đầy Lúng Túng Của Hà Nội

Trong lúc nhiều quốc gia tích cực hỗ trợ việc tổ chức những sinh hoạt vinh danh ngày nhân loại chính thức tuyên xưng các quyền căn bản của con người, để kỷ niệm năm thứ 58 (1948-2006) ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mùng 10 tháng 12, thì Cộng sản Việt Nam lại tìm cách ngăn cản, sách nhiễu đối với những ai có dự tính tổ chức các sinh hoạt vinh danh ngày nhân quyền tại Việt Nam. Những hành động sách nhiễu của công an đối với các nhà đối kháng trong mấy ngày vừa qua, cho chúng ta thấy là Hà Nội đang hoảng sợ trước đà gia tăng thế liên kết đấu tranh giữa các nhà đối kháng không chỉ ngay tại Việt Nam mà còn mở ra với thế giới bên ngoài.

21 tháng 11, 2006

Quan Hệ Mỹ- Trung - Việt Sau Hội Nghị APEC 14

Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo của 21 nguyên thủ trong Hội Nghị APEC lần thứ 14 này. Chính vì lý do đó mà người ta thấy là các cơ quan truyền thông của Hà Nội đã loan tải các cuộc đón tiếp và gặp gỡ giữa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam với Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều hơn so với 18 vị nguyên thủ còn lại đã đến Hà Nội từ ngày 17 đến 19 tháng 11 vừa qua. Tại sao?

31 tháng 10, 2006

Quy Chế PNTR Và Nghị Định 31/CP

Nếu không có gì trục trặc vào giờ phút cuối, Cộng sản Việt Nam sẽ trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) trong phiên hợp của các thành viên WTO dự trù tổ chức tại Thủ đô Brussell, Bỉ Quốc vào ngày 8 tháng 11 tới. Nghĩa là Hà Nội sẽ cầm được tấm vé gia nhập WTO sau hơn 11 năm đàm phán gay go, trước khi đón tiếp 21 nguyên thủ các quốc gia đến Hà Nội dự Hội nghị APEC, diễn ra vào hai ngày 18-19 tháng 11. Vấn đề còn lại của Cộng sản Việt Nam là có được Hoa Kỳ cấp cho quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR) cùng lúc này hay không? Mặc dù việc gia nhập vào WTO và được hưởng quy chế PNTR của Hoa Kỳ không có liên hệ gì với nhau, nhưng nếu được cả hai vào cùng thời gian này, sẽ giúp cho Cộng sản Việt Nam rất nhiều trong mặt trận tuyên truyền với dư luận thế giới, hầu mở rộng cánh cửa vận động đầu tư buôn bán.

10 tháng 10, 2006

Về Đại Hội Toàn Đảng Kỳ VI Của Đảng Việt Tân

Cứ năm năm một lần, toàn thể đảng viên của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng cùng nhau hướng lòng về ngày Đại Hội Toàn Đảng. Đây không chỉ là dịp để toàn thể đảng viên tại khắp các cơ sở Đảng ở trong và ngoài nước gặp mặt nhau nhằm duyệt lại đoạn đường đấu tranh đã qua, vạch ra những hướng đi của năm năm trước mặt, mà còn là dịp để thảo luận về việc cải tiến guồng máy vận hành và tuyển chọn thành phần lãnh đạo hầu đáp ứng với những phương hướng hoạt động mới của đảng.

29 tháng 8, 2006

Những Phản Ứng Nửa Vời Của Hà Nội

Trong đợt ‘ân xá’ nhân ngày 2 tháng 9 năm nay, Cộng sản Việt Nam cho biết là họ sẽ thả hơn 5,000 tù nhân các loại, trong đó có hai tù nhân chính trị là anh Phạm Hồng Sơn, tác giả bài viết Dân Chủ là gì? và ông Mã Văn Bảy, Mục sư tin lành người H’Mong bị bắt trong cuộc nổi dậy tại Tây Nguyên vào năm 2001. Hai anh Phạm Hồng Sơn và Mục sư Mã Văn Bảy nằm trong danh sách 21 người mà Hoa Kỳ đòi Hà Nội phải phóng thích vô điều kiện. Trong lần thả tù này, Cộng sản Việt Nam đã không làm rùm beng như hồi đầu năm 2005 và tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Vũ Bình, một nhà đối kháng trẻ đã viết hàng loạt các bài tham luận đòi tự do ngôn luận và tự do lập hội trong các năm 2001 và 2002. Sự kiện Hà Nội chỉ thả anh Phạm Hồng Sơn trong khi tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Vũ Bình cho thấy là đảng Cộng sản Việt Nam rất đắn đo trong việc thả tù chính trị lần này mà lẽ ra họ phải thỏa mãn các đòi hỏi của Hoa Kỳ để đổi lấy sự ủng hộ của Mỹ trong việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) cũng như làm hài lòng Quốc hội Hoa Kỳ trong việc thông qua quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR). Tuy việc tham gia vào WTO với việc hưởng quy chế PNTR của Hoa Kỳ, không có liên hệ và không làm cản trở nhau, nhưng nếu Hà Nội không được hưởng quy chế PNTR thì vấn đề trao đổi mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn còn nhiều rắc rối, nhất là việc Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị tổ chức Hội nghị APEC vào tháng 11 tới đây sẽ không có nhiều ý nghĩa.

07 tháng 8, 2006

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Và Tiểu Bang California

Sau nhiều năm theo đuổi nỗ lực vận động giới lập pháp và hành pháp tiểu bang California chấp nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức và duy nhất của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại tiểu bang California của Thượng Nghị Sĩ Denise Ducheney, thuộc đơn vị San Diego và Dân biểu Trần Thái Văn, thuộc đơn vị Orange County, cùng với sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức, Cộng đồng của người Việt đã đạt kết quả ngoạn mục. Ngày 5 tháng 8 năm 2006 vùa qua, Thống Đốc tiểu bang California, ông Arnold Schwarzenegger đã chính thức ký một Quyết Nghị công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng tự do của hơn 500, 000 ngàn người Việt đang cư ngụ tại tiểu bang California, trong một buổi lể được diễn ra vào lúc 11 giờ sáng, tại thành phố Westminster. California là tiểu bang thứ 9 ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của Cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, trong tất cả các tiểu bang hay thành phố đã từng ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng, việc Thống Đốc tiểu bang California tuyên bố rằng: "kể từ nay lá cờ được phép treo trên tất cả các cơ sở của tiểu bang khi có sinh hoạt của Cộng đồng người Việt" là một quyết định mang tính chính trị rất quan trọng. Quan trọng không phải kể từ nay trong các sinh hoạt chính thức của người Việt, lá cờ Vàng được treo ở các cơ quan công quyền của tiểu bang, mà còn là dấu ấn xác định sự chính thống của Cộng đồng người Việt tỵ nạn là một tập thể duy nhất sống và hiện hữu trong tiểu bang, kể từ năm 1975 cho đến nay.

18 tháng 7, 2006

Chừng Nào Hà Nội Hợp Tác Quân Sự Với Mỹ?

Trong lúc Ủy ban Tài chánh Thượng viện và Ủy ban Tài chánh và Thuế vụ Hạ Viện thảo luận về dự luật cho Cộng sản Việt Nam hưởng quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn (PNTR), Cộng sản Việt Nam đã một mặt cử một đoàn đại biểu quốc hội do Vũ Mão, chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Cộng sản Việt Nam, làm đại diện sang Hoa Thịnh Đốn, để vận động các dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR; mặt khác đã trải thảm đỏ đón Đô Đốc Hải quân William Fallon, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương viếng thăm Việt Nam từ ngày 12 tháng 7, cũng như sẽ đón bà Rice, Ngoại trưởng Hoa Kỳ ghé Hà Nội sau khi dự hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Mã Lai vào cuối tháng 7. Những diễn tiến này cho thấy là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam đang ở một khúc quanh quan trọng, tuỳ thuộc khá nhiều vào sự ứng xử của bộ tứ gồm Nông Đức Mạnh (Tổng bí thư), Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc hội) va được đưa lên ngôi vị lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam trong 5 năm trước mặt.

01 tháng 7, 2006

Dự Phóng Tình Hình Chính Trị Việt Nam Trong 20 Năm Tới

Ghi Chú: Đây là bài tác giả đã trình bày trong phần sinh hoạt khoáng đại tại Đại Hội Chuyên Gia Âu Châu 2006, tổ chức tại Thụy Sĩ vào các ngày 1, 2, 3 và 4 tháng 7 năm 2006.

Hai mươi năm là một chặng đường rất ngắn nếu đặt nó trong bối cảnh lịch sử của một đất nước, nhưng lại là chặng đường đủ dài để thẩm định về khả năng vươn lên của một dân tộc và cũng là khoảng thời gian cần thiết, giúp cho chúng ta suy nghĩ và nhận định về những biến cố đã xảy ra trong thời gian qua để vạch ra những dự phóng cho tương lai. Trong tinh thần đó, bài viết này sẽ đề cập về tình hình Chính Trị Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1986 đến 2005 và những dự phóng từ 2006 đến 2025.

20 tháng 6, 2006

Dân Bến Tre Xuống Đường Đòi Công Lý

Theo một nguồn tin từ Sài Gòn được loan báo trên mạng Internet vào sáng ngày 19 tháng 6 vừa qua, khoảng 50 người dân Bến Tre bị oan ức bất công về đất đai đã tổ chức một cuộc ’biểu tình’ đột xuất ngay trên một số đường phố Sài Gòn như đường Nguyễn Huệ, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Thảo, Pasteur, Lý Tự Trọng. Cuộc biểu tình đã diễn ra từ 7 giờ sáng đến gần trưa mới chấm dứt. Trên nón của mỗi người biểu tình có ghi những dòng chữ như ’Dân Bến Tre Đòi Công Lý’ , ’Yêu cầu trả lại đất đai’ và trong lúc đi tuần hành, đoàn biểu tình đã hô những câu khẩu hiệu chống tham nhũng, đòi thực thi công lý... tạo một sự hiếu kỳ cho người dân chung quanh đứng xem. Công an đã không can thiệp hay ngăn cản đoàn biểu tình nhưng lại cấm không cho bất cứ ai chụp hình. Nếu những ai chụp hình thì công an bắt tháo phim ra và nếu chống cự thì sẽ bị bắt. Anh Lê Trí Tuệ, một cựu chiến binh, khi nghe có cuộc biểu tình đã lái xe gắn máy đến góc đường Lý Tự Trọng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dùng điện thoại di động chụp đoàn biểu tình. Lập tức anh bị công an ngăn cản, xô anh té xuống xe, hành hung và áp giải anh Tuệ về trụ sở công an phường 12, quận 4 và cho đến nay thì anh Tuệ chưa được thả. Bản tin nói trên đã cho chúng ta hai điều suy nghĩ về tình hình Việt Nam hiện nay:

10 tháng 5, 2006

Vấn Đề Lập Đảng Tại Việt Nam

Ngày 27 tháng 4 vừa qua, Luật sư Nguyễn Văn Đài đang hành nghề luật tại Hà Nội, đã chấp bút một bài viết về ’quyền thành lập đảng ở Việt Nam’, tạo một sự chú ý trong dư luận. Tuy bài viết rất ngắn; nhưng luật sư Đài đã cô đọng nói lên tiến trình xuất hiện bình thường của những đảng phái tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, dựa trên kinh nghiệm lịch sử, chủ trương và những quy định của hiến pháp Cộng sản Việt Nam hiện hành. Về mặt lịch sử, luật sư Đài đã cho rằng ngay từ sau năm 1945, Việt Nam theo đa đảng vì lúc đó có nhiều đảng tham gia vào chính quyền, với sự tồn tại của hai đảng Dân chủ và Xã hội. Về mặt pháp luật, luật sư Đài đã cho rằng hiến pháp và pháp luật của Cộng sản Việt Nam hiện nay không có Điều nào cấm hay hạn chế công dân của mình thành lập một đảng chính trị, từ đó luật sư Đài kết luận rằng mọi công dân Việt Nam có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Về mặt thực tiễn, luật sư Đài cho rằng trong quá trình phát triển của nhân loại, cả về khía cạnh lịch sử cũng như pháp lý, chưa bao giờ có thực tế xảy ra là một đảng chính trị này cho phép hay không cho một đảng chính trị khác ra đời hay thành lập. Luật sư Đài đã cho là các đảng phái chính trị được thành lập trên cơ sở có sự ủng hộ của một bộ phận người dân mà họ làm đại diện.

03 tháng 5, 2006

Những Vấn Đề Của Đảng Việt Cộng Sau Đại Hội X

Đại hội X của đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc hôm 25 tháng 4, sau 8 ngày họp để sắp xếp lại nhân sự và hướng đi của đảng trong năm năm tới (2006-2010). So với hai kỳ đại hội VIII (1996) và IX (2001), dư luận quốc tế đã không mấy quan tâm, những tin tức loan tải chỉ đề cập sơ lược và không có những phân tích về đại hội X. Sự lưu nhiệm các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Lê Hồng Anh, Nguyễn Phú Trọng trong bộ chính trị khóa X cũng không làm nhiều người chú ý vì các nhân sự này không có gì ’xuất xắc’ hay ’nổi bật’ trong các năm vừa qua. Ngay cả việc ông Nông Đức Mạnh được lưu nhiệm vị trí tổng bí thư được đánh giá là... hết người để thay thế. Ngoài ra, việc đưa 9 nhân vật mới vào bộ chính trị gồm các ông: 1/Phạm Gia Khiêm; 2/Phùng Quang Thanh; 4/Trương Vĩnh Trọng; 5/Lê Thanh Hải; 6/Nguyễn Sinh Hùng; 7/Nguyễn Văn Chi; 8/Hồ Đức Việt; 9/Phạm Quang Nghị cũng không làm cho dư luận quan tâm. Chín nhân vật này đa số có khuynh hướng bảo thủ và hướng vào nội bộ như các ông Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị. Riêng hai ông Lê Thanh Hải (Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn) và Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng tài chánh) được coi là có một số suy nghĩ thoáng hơn nhưng không phải là loại người có nhiều ảnh hưởng trong trung ương đảng.

26 tháng 4, 2006

Nhân Sự Lãnh Đạo Đảng Việt Cộng Sau Đại Hội X

Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã bế mạc hôm 25 tháng 4 sau 8 ngày họp căng thẳng của hơn một ngàn đại biểu. Đại hội X đã có những thay đổi, đặc biệt là vấn đề chọn lựa nhân sự đã xảy ra nhiều diễn biến với một số kết quả khá bất ngờ. Trong 8 ngày họp, các đại biểu của đảng Cộng sản Việt Nam đã tốn khá nhiều thì giờ cho việc bầu cử ban chấp hành trung ương với những thể thức khác lạ so với các kỳ đại hội trước, chính vì thế mà những thảo luận về đưòng lối chính sách, kể cả việc mổ xẻ bản báo cáo chính trị đã không được chú ý.

19 tháng 4, 2006

Tiếp Tục Cố Thủ Trong Lô Cốt Mác - Lê

Sau những chuẩn bị với nhiều xung đột gay gắt trong nội bộ về hướng đi cũng như sắp xếp nhận sự trong ban lãnh đạo cho 5 năm tới, đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc Đại hội đảng lần thứ X kéo dài từ ngày 18 đến 25 tháng 4, tại khu Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tin tức loan tải, đại hội quy tụ 1176 đại biểu bao gồm 1023 đại biểu bầu từ cấp đại hội cấp đảng bộ; 144 Ủy đảng biểu Trung ương đảng nhiệm kỳ IX và 9 đại biểu của đảng bộ nước ngoài. Trong hàng đại biểu là khách mời, chỉ có sự hiện diện các thái thượng hoàng Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Võ Nguyên Giáp; không thấy sự xuất hiện của ông Võ Văn Kiệt cũng như đại diện của một số đảng phái ‘hữu nghị’ từ nước ngoài như mọi kỳ đại hội. Đây là điều bất thường của đại hội lần này và sự không có mặt của ông Kiệt trong đại hội cho thấy là những xung đột quan điểm trong nội bộ đã trở nên phức tạp.

12 tháng 4, 2006

Những Chuyển Biến Của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

Trong hai ngày 6 và 8 tháng 4 vừa qua, hơn 100 nhà đấu tranh dân chủ đã cùng ký tên và cho phổ biến hai văn kiện mang tính chất nền tảng của công cuộc dân chủ hóa Việt Nam hiện nay. Lời Kêu Gọi Cho Quyền Thành Lập và Hoạt Động Đảng Phái Tại Việt Nam có 116 chữ ký, trong đó nhấn mạnh đến việc đòi hỏi Hà Nội hủy bỏ đều 4 hiến pháp, tức bãi bỏ sự độc quyền chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam và kêu gọi các đảng phái hoạt động bí mật trong nhiều năm dài tại quốc nội hãy can đảm đứng ra hoạt động công khai. Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam có 118 chữ ký, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu của công cuộc giành tự do, dân chủ cho Việt Nam hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam phải bị thay thế, nhằm thiết lập các quyền cơ bản của toàn dân như quyền tự do thông tin ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, quyền tự do hoạt động công đoàn, quyền tự do tôn giáo được tôn trọng.

04 tháng 4, 2006

Vấn Đề Đổi Tên?

Đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương
vào tháng 2, 1951 thành lập Đảng Lao Động Việt Nam
Trong những ngày vừa qua, trên mạng lưới Internet đã đăng tải một bài viết có tựa đề ‘Đảng Của Dân Tộc’ của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học ở Hà Nội. Trong bài viết này, tác giả đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam nên trở lại với tên đảng Lao Động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Giáo sư Tương Lai cho rằng, thời đại hiện nay khái niệm về ‘giai cấp’ đã thay đổi, vì thế mà nhận thức về lực lượng cách mạng cũng đổi thay trên ba nền tảng:

Một là các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa bị áp bức, mà có nhà nghiên cứu cộng sản coi là giai cấp vô sản của thế kỷ 20 nổi lên đấu tranh đòi giải phóng....ngày nay không còn nữa.

29 tháng 3, 2006

Vụ Án Tham Nhũng PMU 18 Và Những Hội Nghị Của Trung Uơng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngay sau khi Hội nghị lần thứ 13 của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc hôm 18 tháng 1 năm 2006, ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông vận tải bùng nổ với con dê tế thần đầu tiên là Tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng bị tố cáo là đã chơi cá độ lên đến 7 triệu Mỹ Kim. Tin tức này không chỉ làm dư luận choáng váng về số tiền cá độ của một cán bộ hạng trung trong guồng máy đảng cộng sản mà là ai đã dám khui ra ổ tham nhũng vốn là vùng ’cấm kị’ của một số lãnh đạo chóp bu ở trong đảng. Theo tin tức, Bùi Tiến Dũng không chỉ chơi cá độ với hàng tỷ đồng kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2005, với nhiều đường dây khác nhau mà còn bị tố cáo là đã đem 32 chiếc xe hơi của dự án PMU18 cho các cơ quan khác tha hồ sử dụng. Lúc đầu, công an chỉ tập trung điều tra Bùi Tiến Dũng và một số đường dây đánh bạc của Dũng chưa đụng nhiều đến các cơ quan khác trực thuộc Bộ giao thông vận tải.

08 tháng 3, 2006

Ngăn Chận Kế Hoạch Bình Thường Hóa Của Cộng Sản Việt Nam

Sau chuyến đi Hoa Kỳ và Gia Nã Đại của Phan Văn Khải hồi cuối tháng 6 năm ngoái, Cộng sản Việt Nam lại thực hiện một cuộc triển lãm thương mại và vận động đầu tư tại nhiều thành phố gồm Toronto (Gia Nã Đại), San Francisco, Orlando và New York (Hoa Kỳ). Đương nhiên chuyến đi Phan Văn Khải và cuộc triển lãm thương mại có những khác biệt về tầm vóc và nội dung; nhưng cả hai có cùng một mục tiêu là tạo sự hiện diện bình thường trong cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ.

23 tháng 2, 2006

Ai Sẽ Lãnh Đạo Đảng CSVN Trong Năm Năm Tới?

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam kỳ X sẽ diễn ra vào giữa năm 2006. Đây là đại hội khá quan trọng đối với tương lai của đảng CSVN trên hai bình diện. Thứ nhất là tính chất lãnh đạo của đảng trong thời gian trước mặt. Thứ hai là chọn con đường nào để có thể thoát xác cộng sản một cách an toàn trong bối cảnh thay đổi hiện nay. Giải quyết hai vấn đề nói trên, đảng Cộng sản Việt Nam đối diện với nhiều bài toán khá phức tạp, trong đó sự thiếu đồng thuận trong nội bộ là một vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Chính sự thiếu đồng thuận này mà các tay thái thượng hoàng như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp đã có thể ảnh hưởng và tạo ra những tranh chấp ngấm ngầm giữa các phe nhóm.

14 tháng 2, 2006

Dự Thảo Báo Cáo Chính Trị Và 20 Năm Đổi Mới Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đầu tháng 2 vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã cho phổ biến rộng rãi bản dự thảo báo cáo chính trị sẽ đọc trong đại hội đảng lần X tổ chức vào giữa năm nay. Trong mấy tuần qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã hô hào nhiều cá nhân, đoàn thể trong Mặt trận tổ quốc tổ chức một số buổi hội thảo gọi là ’góp ý bản dự thảo’. Đây là lề lối tuyên truyền cố hữu của các đảng Cộng sản nhằm tạo ấn tượng ’lắng nghe ý kiến của quần chúng’ nhưng thực tế chỉ là hình thức. Lý do là một tài liệu dài hàng chục trang mà tụ tập hàng trăm người phát biểu góp ý trong vài tiếng đồng hồ, không thể coi đó là sự góp ý mà chỉ là những xưng tụng chung chung mà thôi. Điều đáng nói là dự thảo báo cáo chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam lần này mang ba nội dung khá quan trọng. Thứ nhất là kiểm điểm lại 5 năm làm việc của đại hội IX (2001-2006). Thứ hai là đánh giá về quá trình 20 năm áp dụng chính sách đổi mới. Thứ ba là vạch ra những mục tiêu và phương hướng cho năm năm tới (2006 - 2010). Với ba phần chính nói trên, bản báo cáo chính trị đã không có sự cân đối trong nội dung trình bày.

11 tháng 1, 2006

Vấn Đề Công Nhân Đình Công Tại Việt Nam

Trong những ngày đầu năm 2006, tại các khu chế xuất ở Sài Gòn và Bình Dương đã có khoảng 20 cuộc đình công của hàng chục ngàn công nhân thuộc 13 công ty có vốn nước ngoài để đòi tăng lương. Đa số các công ty liên hệ đến ngành dệt may, da giày và lắp ráp linh kiện có chủ nhân là các quốc gia Đài Loan, Nam Hàn. Những cuộc đình công này bắt nguồn từ hai cuộc đình công đã xảy ra vào cuối năm 2005. Một là cuộc đình công xảy ra đầu tiên của 960 công nhân thuộc hãng đóng giày Rieker Vietnam (23/11/2005). Hai là cuộc đình công của 18,000 công nhân thuộc công ty lắp ráp linh kiện Freetend (28/11/2005). Cả hai cuộc đình công đều có một yêu sách chung là yêu cầu chủ nhân phải tăng từ 30 đến 40% lương. Cuộc đình công của hai công ty nói trên đã nhanh chóng lan rộng đến 13 công ty khác, tạo một sự quan tâm rất lớn trong dư luận vì đây là lần đầu tiên có những cuộc đình công quy mô tại những công ty có vốn nước ngoài.

08 tháng 1, 2006

Tổng Lược Tình Hình Năm 2005

I-Dẫn Nhập:

Năm 2005 mang hai dấu ấn đặc biệt.

Một là năm đánh dấu sự kết thúc Đệ nhị thế chiến (1945-2005) giải phóng nhân loại ra khỏi gọng kềm khủng bố của chủ nghĩa Phát xít. Trong bối cảnh đó, nếu không có biến cố Việt Minh cướp chính quyền nhân cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền Trần Trọng Kim ngày 19 tháng 8 năm 1945, dân tộc Việt Nam đã có một đời sống tự do, đất nước phát triển không thua gì các quốc gia trong vùng. Thảm kịch của cái gọi là "cách mạng mùa thu" năm 1945 của người Cộng sản, đã trở thành một vết nhơ trong giòng lịch sử tiếp tục kéo dài đến hôm nay.

Hai là năm đánh dấu 30 năm kết thúc cuộc chiến tại Miền Nam Việt Nam, khi Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Biến cố này cũng đã đưa hàng triệu người Việt Nam phải tìm cách vượt biên, vượt biển tỵ nạn cộng sản tại những quốc gia tự do, đưa đến sự hình thành một cộng đồng đa dạng của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại chưa hề có trong lịch sử cổ kim của Việt Nam. Đánh dấu 30 năm cũng đã nói lên sự ra đời của một thế hệ Việt Nam mới với nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, chính trị, chất xám, thương mại... không thua kém gì đối với các cộng đồng sắc tộc khác.