22 tháng 12, 2011

Bắc Triều Tiên thời hậu Kim Chính Nhật?

Cái chết của Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) lãnh đạo Bắc Triều Tiên hôm Thứ Bảy ngày 18 tháng 12 vừa qua đã thu hút hầu hết sự chú ý của dư luận. Chú ý vì bản chất sự ra đi của một lãnh tụ đã để lại quá nhiều dấu hỏi về tương lai của một đất nước có nhiều điều bí ẩn.

Câu hỏi đầu tiên, ai là người thực sự nắm quyền lực hiện nay tại Bắc Triều Tiên? Người đó, chắc chắn chưa phải là Kim Chính Ân (Kim Jong Un), người con thứ ba của Kim Chính Nhật đã được sắp xếp kế vị từ năm ngoái. Trong những ngày qua, Kim Chính Ân đã được đưa lên đóng vai “lãnh đạo” để tiếp đón các phái đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và được xưng tụng là “lãnh đạo xuất chúng của đảng, quân đội và người dân” và là “ngọn hải đăng” của Bắc Triều Tiên. Nhưng tình hình hãy còn quá sớm để biết rõ là Kim Chính Ân sẽ nắm giữ bao nhiêu quyền hành và nhất là khả năng ứng phó trước những xung đột quyền lực của đám cận thận từng phò lãnh tụ Kim Chính Nhật.

17 tháng 11, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 9 - HẾT

Chương 16: Life with China: How to Survive and Prosper in the Dragon’s Century.
Sống Với Trung Quốc: Làm Thế Nào Sống Còn và Thịnh Vượng Trong Kỷ Nguyên Con Rồng.

Như chúng tôi đã hứa ở đầu cuốn sách sẽ cung ứng cho quý vị một số hướng dẫn để sống còn (survival guide) và kế hoạch hành động (action plan). Do đó trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loạt những chọn lựa cá nhân, những quyết định và những hành động liên quan đến chính sách của chính quyền có thể được tiến hành để bảo vệ bạn và gia đình từ những sản phẩm thiếu an toàn của Trung Quốc, và để mang lại một quan hệ thịnh vượng giữa chúng ta với Trung Quốc thay vì nguy hiểm như hiện nay.

01 tháng 11, 2011

Hà Nội đang đu dây?

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm Trung Quốc và ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước đi thăm Ấn Độ diễn ra trong cùng một thời gian, từ ngày 11 đến 15 tháng 10 vừa qua, đã khiến cho dư luận đánh giá rằng Bộ chính trị CSVN đang muốn dùng Ấn Độ để cân bằng sức ép của Trung Quốc trên biển Đông. Nhất là sau Ấn Độ, ông Sang còn đi thăm Phi Luật Tân vào ngày 26 tháng 10, ký kết với Phi một thỏa thuận giải quyết đa phương vấn đề tranh chấp biển Đông. Ngoài ông Trọng và ông Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN, đi Nhật từ ngày 30 tháng 10 để vận động “vay tiền” và thắt chặt hợp tác chiến lược mà trước đó ông Phùng Quang Thanh đã ký xong thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Nhật.

29 tháng 10, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 8

Chương 15: Death by China: Apologist Fareed Zakaria Floats Away.
Chết Bởi Trung Quốc: Tên Biện Hộ Fareed Zakaria Đang Vật Vờ Trôi Đi

Mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ, có một số đông người cố bênh vực và ca tụng Trung Quốc, không hề nhận thực về những điều tồi tệ mà Trung Quốc đang nhắm vào Hoa Kỳ như đánh cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp hàng triệu việc làm của công nhân Hoa Kỳ, ráo riết tân trang vũ khí để đánh chìm hải quân Hoa Kỳ.... Tác giả đã nêu đích danh một số nhà báo, giáo sư đại học và bình luận gia nổi tiếng như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, Fred Hiatt, Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz, là những người đứng về phía Trung Quốc để chống lại những người đang thúc đẩy những cải cách mà đáng lý đã phải làm từ lâu.

22 tháng 10, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 7

Chương 13: Death By Chinese Pogrom: When Mao Met Orwell and Deng Xiaoping in Tiananmen Square.
Chết Vì bị Trung Quốc Tàn Sát: Khi Mao Gặp Orwell và Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn.

Trong “thiên đường” của những công nhân Trung Quốc, kẻ thù thông thường nhất của đảng Cộng sản lại là những công dân của chính họ. Những công dân kẻ thù này là những người làm việc cật lực trong nước Cộng Hòa của Nhân Dân, họ muốn đồng lương cao hơn và những điều kiện làm việc tốt hơn, họ ao ước có nước sạch và không khí dễ thở, họ phấn đấu để được chăm sóc sức khoẻ và quyền lợi hưu trí hợp lý, và họ tìm kiếm hết lòng trong tuyệt vọng quyền tự do phát biểu tư tưởng chính trị và tôn giáo.

20 tháng 10, 2011

Chính sách Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Để chuẩn bị cho Hội Nghị APEC lần thứ 19 quy tụ 21 quốc gia khu vực Thái Bình Dương tại Hawaii trong hai ngày 12 và 13 tháng 11 năm 2011, và nhất là chuẩn bị cho bài diễn văn quan trọng mà Tổng thống Obama sẽ đại diện Hoa Kỳ lần đầu tiên tham dự và nói chuyện tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á sắp tới ở Indonesia cũng vào trung tuần tháng 11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có một bài viết về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương, đăng trên tạp chí Foreign Policy với tựa đề: “Thế Kỷ Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ” (America’s Pacific Century). Bài viết đã thu hút sự chú ý của chính quyền các cấp tại Á Châu.

13 tháng 10, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 6

Chương 11: Death By Darth Liu: Look Ma, There’s Death Star Pointing at Chicago.
Chết Bởi Darth Liu (nhân vật chính trong phim Star Wars): Mẹ Hãy Nhìn, Đó Là Ngôi Sao Chết Đang Chiếu Xuống Chicago.

Cũng như những cuộc thám hiểm địa cầu, Trung Quốc tuyên bố chỉ tìm kiếm sự “trổi dậy hòa bình (peaceful rise) trong không gian. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất Ngũ Giác Đài phải đương đầu ngay bây giờ là liệu sự trổi dậy hung hăng vào vũ trụ của Trung Quốc có thể trở thành vũ khí tối hậu để buộc Hoa Kỳ phải quỳ gối chăng? Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng trong thời đại khi đất nước đã từng đưa người đi bộ trên mặt trăng nay có một chương trình không gian mà may mắn là còn giữ nguyên và tệ nhất là lê lết.

12 tháng 10, 2011

Ông Trọng lại sụp bẫy Bắc Kinh

Vì nhiều lý do, chuyến viếng thăm Trung Quốc trong năm nay của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam, bị hoãn đến 2 lần và cuối cùng đã phải gấp rút tiến hành vào các ngày 11 đến 15 tháng 10, kể từ khi ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Trung Quốc, đưa ra lời mời chính thức hồi tháng 1 năm 2011 sau khi ông Trọng đắc cử chức Tổng bí thư đảng.

Trước khi ông Trọng lên đường, nhiều dư luận Việt Nam ở trong và ngoài nước đã lên tiếng khuyên ông Trọng không nên đi thăm Trung Quốc lần này. Dư luận cho rằng ông Trọng chắc chắn sẽ rơi vào bẫy sập của Trung Quốc về vấn đề biển Đông; như ông Lê Khả Phiêu, Tổng bí thư đảng (1997-2001) đã từng vào năm 1999 khi bị áp lực của Trung Quốc cho ký tắt hai văn kiện Hiệp ước về Biên giới và Hiệp định phân ranh Vịnh Bắc Việt; và ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng (2001-2011) đã bị vào năm 2001 khi nghe lời dụ dỗ hợp tác kinh tế, đồng ý cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite vùng Tây Nguyên.

07 tháng 10, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 5

Chương 9: Death By Chinese Spy: How Beijing’s “Vacuum Cleaners” Are Stealing the Rope to Hang Uncle Sam.
Chết Vì Gián Điệp Trung Quốc: Những Máy Hút Bụi Của Bắc Kinh Đang Đánh Cắp Dây Để Treo Cổ Chú Sam.

Theo Intelligence Threat Handbook: “Mục tiêu chính của những hoạt động tình báo Trung Quốc là nhắm vào chính phủ Hoa Kỳ và các ngành công nghiệp để thu thập thông tin kỹ thuật và kinh tế, với hai mục tiêu là làm cho hạ tầng kỹ nghệ quân sự Trung Quốc tối tân hơn và nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn”.

30 tháng 9, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 4

Chương 7: Death by Colonial Dragon: Locking Down Resources and Locking Up Markets Round The World.
Chết Bởi Rồng Thực Dân: Thâu Tóm Mọi Tài Nguyên và Thống Lĩnh Thị Trường Toàn Cầu.

Tờ Daily Mail Online đã viết về những chuyển động gần đây của Trung Quốc như sau: “Trong dòng chuyển động vĩ đại của con người mà thế giới chưa từng thấy, Trung Quốc đang bí mật tích cực chuyển đổi toàn bộ lục địa Phi Châu thành một thuộc địa mới. Điều này khiến người ta nhớ lại chính sách thực dân của Phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 – nhưng trên một quy mô nghiêm trọng và quyết liệt hơn rất nhiều, lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Châu Phi có thể trở thành một nhà nước vệ tinh, giải quyết những vấn đề nội tại của chính Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và khan hiếm tài nguyên.

24 tháng 9, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 3

Chương 5: Death by Currency Manipulation: Couching Tiger, Nuking Dragon.
Chết Vì Thao Túng Tiền Tệ: Hổ Thu Mình – Rồng Công Phá (Hạt Nhân).

Hai tác giả dẫn lời ông Eric Lorke (thuộc nhóm Vận Động Cho Tương Lai Nước Mỹ - Campaign for America’s Future) cho rằng “Công nhân Hoa Kỳ có thể cạnh tranh hiệu quả đối với tiền tệ và công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh trạnh khi tỷ giả đồng Mỹ Kim với đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) bị thao túng”, để bắt đầu Chương 5 đề cập về những mánh lới thao túng tiền tệ của Bắc Kinh.

22 tháng 9, 2011

Cái gọi là “phát triển hòa bình’’ của Trung Quốc

Ngày 6 tháng 9 vừa qua, Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Bạch thư về “Phát triển Hòa Bình” của Trung Quốc, đề cập về 5 vấn đề lớn như sau: 1/ Mở ra con đường phát triển hòa bình; 2/ Mục tiêu chung việc phát triển hòa bình của Trung Quốc; 3/ Phương châm chính sách đối ngoại của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc; 4/ Phát triển hòa bình của Trung Quốc là sự chọn lựa tất yếu của lịch sử; 5/ Ý nghĩa thế giới của việc phát triển hòa bình.

Tuy được công bố nhân dịp kỷ niệm 90 năm (1921 – 2011) ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 9 vừa qua, nhưng ý niệm về phát triển hòa bình đã được các giới lãnh đạo Trung Quốc nói đến khá nhiều trong những năm trước đây. Từ cuối năm 2003, ý niệm này được dùng trong nhóm từ “Trung Quốc trổi dậy trong hòa bình” như là cơ sở tư tưởng của chính sách đối ngoại, nhằm trấn an thế giới, nhất là các quốc gia láng giềng Á Châu, không lo sợ, bất an trước sự lớn mạnh quá nhanh của Trung Quốc về kinh tế lẫn quân sự vào thời kỳ này. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tỏ ra “dị ứng” với nhóm từ “trổi dậy hòa bình”, khiến cho lãnh đạo Bắc Kinh đã phải thay chữ trổi dậy thành phát triển và phổ biến Tập bạch thư “Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc” vào tháng 12 năm 2005.

28 tháng 8, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 2

Chương III: Death by Chinese Junk: Strangling Our Babies in Their Cribs.
Chết Vì Phế Phẩm Trung Quốc: Xiết Cổ Con Trẻ Chúng Ta Trong Nôi

Không chỉ ở thực phẩm hay dược phẩm, hai tác giả còn cảnh báo độc giả rằng bất kỳ khi nào mua những sản phẩm của Trung Quốc, nên đề phòng bất trắc xảy ra. Đó là vì những nhà sản xuất Trung Quốc đã có một hồ sơ lâu đời về sản xuất đồ tồi phát nổ trong đêm – hay ban ngày – và một hồ sơ cũng dài không kém về sản xuất đồ tồi bốc cháy, vỡ tung, gây thương tích và xây xát. Đây chỉ là những trường hợp nhỏ trong vô số tai họa có thể xảy ra cho bạn, gia đình bạn, láng giềng bạn, những người cùng sở làm hay bạn bè của bạn nếu bạn vẫn tiếp tục quên đi những nguy hiểm đã từng xảy ra như:

25 tháng 8, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 1

Lời Giới Thiệu: Trong thời gian qua đã có nhiều tác phẩm ca tụng về sự phát triển vượt bực của Trung Quốc, trong đó có hai tác phẩm đáng chú ý là Trung Quốc Mua Cả Thế Giới và Trung Quốc Chi Phối Tất Cả. Người ta không trách tác giả đã viết những lời ca tụng quá đáng đối với sự lớn mạnh của Trung Quốc hiện nay, nhưng dư luận đã tỏ ra bất bình về những loan tải không thật về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc gần đây. Nguyên do chỉ vì một số nhà nghiên cứu đã quá tin và căn cứ vào các số liệu cung cấp của nhà cầm quyền Trung Quốc và của một số con buôn quốc tế. Người ta đã che dấu rất nhiều những thảm kịch đàng sau các phát triển hào nhoáng của Trung Quốc. Từ một làng đánh cá có khoảng 100 ngàn dân ở Thẩm Quyến vào năm 1978 đã vươn lên thành một thành phố công nghiệp hàng đầu của thế giới với gần 8 triệu dân trong vòng 25 năm với những phát triển không quân bằng trên căn bản phục vụ con người và đường dài, thử hỏi đã có bao nhiêu thảm kịch về ô nhiễm môi sinh, về những biến thái của xã hội đã phát sinh bị che dấu đàng sau những ca tụng hết lời của chính sách “tứ hiện đại” của Đặng Tiểu Bình.

04 tháng 7, 2011

Cuộc Cách Mạng Hoa Lài: Tự phát hay do kế hoạch của Hoa Kỳ?

Cuộc cách mạng Hoa Lài được khởi động chính thức từ ngày 18 tháng 12 năm 2010, một ngày sau khi sinh viên Mohamed Bouazizi tự thiêu để phản đối cảnh sát Tunisia cướp đi sạp bán trái cây kiếm sống hàng ngày của anh tại thị trấn Sidi Bouzid, cách Thủ đô Tunis non 300 cây số về hướng Nam. Cái chết oan ức của sinh viên Bouazizi đã không chỉ tạo thành làn sóng căm phẫn trong hàng ngũ sinh viên, trí thức và công nhân tại Tunisia với những cuộc biểu tình chống chính phủ lên đến hàng trăm ngàn người, mà còn lan tỏa đến các quốc gia Hồi Giáo khác trong vùng. Âm hưởng của cuộc cách mạng Hoa Lài chưa chấm dứt, sau khi xóa sạch hai chế độ độc tài Ben Ali tại Tunisia (14/01/2011) và Mubarak tại Ai Cập (11/2/2011). Hương thơm của Hoa Lài vẫn còn bao phủ trên bầu trời Syria, Yemen, Algeria, Sudan, Iran, Libya... trong khối Á Rập với những diễn biến chính trị khá phức tạp tùy theo phản ứng của từng nước.

14 tháng 4, 2011

Về Luật sư Lê Quốc Quân

Tháng 3 năm 2007, Luật sư Lê Quốc Quân đã bị công an Hà Nội bắt giam vô cớ 3 tháng, khiến cho ý định ra tranh cử đại biểu Quốc hội khóa XII (bầu cử vào tháng 5/2007) đã không thực hiện được. Đúng 4 năm sau, tháng 3 năm 2011 vừa qua, lại một lần nữa Luật sư Lê Quốc Quân nộp đơn ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIII (bầu cử vào ngày 22 tháng 5/2011) thuộc đơn vị thành phố Hà Nội. Anh là một trong 83 người đã nộp đơn tự ứng cử trên toàn quốc, riêng Hà Nội thì có 30 người nộp đơn. Ngày 30 tháng 3, Luật sư Lê Quốc Quân đã nhận được giấy mời của Ủy ban mặt trận phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy để đến nghe ý kiến của cử tri nơi anh cư trú. Theo nguyên tắc, Luật sư Lê Quốc Quân phải trải qua ba chặng khảo hạch (gồm ý kiến của cử tri nơi cư trú, nơi làm việc và ý kiến sau cùng của Ủy ban mặt trận tổ quốc) thì mới có tên chính thức trong danh sách ứng cử.

01 tháng 4, 2011

Bài học về cục diện Libya

Trước sự cầu cứu gần như tuyệt vọng của phe đối lập tại Libya đang bị quân của Gadhafi càn quét bằng phi pháo và xe tăng tại các thành phố miền Đông, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 1973, thiết lập “vùng cấm bay” trên không phận Libya vào ngày 17 tháng 3 năm 2011 với 10 phiếu thuận 5 phiếu trắng. Tuy không có phiếu nào chống, nhưng sự kiện Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ, Ba Tây đã bỏ phiếu trắng cho thấy là việc quốc tế ra tay ngăn chận những hành động tàn sát người dân của Gadhafi không phải là điều dễ làm và dễ có sự đồng thuận của các nước.

02 tháng 3, 2011

Để cuộc Cách Mạng Hoa Lài xảy ra tại Việt Nam

Năm 1989 khi cuộc cách mạng Nhung xảy ra tại Tiệp Khắc và lan rộng khắp các quốc gia Cộng sản trong khối Đông Âu, hầu như mọi người Việt Nam đều mong muốn làn sóng dân chủ đó sẽ tràn tới Việt Nam. Tức là tại Việt Nam sẽ có những cuộc biểu tình, những cuộc xuống đường đòi cơm áo, đòi tự do và dân chủ của hàng ngàn người dân sau nhiều năm sống trong áp bức. Nhưng kết quả cho thấy là cơn địa chấn dân chủ chỉ ập đến và dừng lại tại Liên Xô vào năm 1991; còn tại Việt Nam và Trung Quốc, tuy có vài cuộc biểu tình và kêu gọi đấu tranh, nhưng đã không có những biến động mạnh để xoay chuyển tình thế, và cả hai dân tộc vẫn tiếp tục chìm đắm trong bóng tối độc tài cho đến ngày hôm nay.

16 tháng 2, 2011

Hiện tượng sụp đổ dây chuyền tại các nước độc tài

Dường như cơn lốc dân chủ đã xảy ra theo chu kỳ 10 năm một lần?

Năm 1989, cuộc cách mạng dân chủ tại các quốc gia độc tài Cộng sản tại Đông Âu bùng nổ. Khởi đầu là sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong cuộc Tổng Tuyển Cử tự do đầu tiên vào tháng 6 năm 1989, dẫn đến sự mất quyền kiểm soát đất nước và sụp đổ của chế độ độc tài Cộng sản Ba Lan vào tháng 10 năm 1989. Sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã như cơn địa chấn làm rung chuyển tận gốc rễ các chế độ Cộng sản tại Đông Âu. Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1989, các cuộc xuống đường rầm rộ của hàng triệu người dân - theo gương của Ba Lan - đã lần lượt đốn ngã các chế độ Cộng sản tại Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Lỗ Ma Ni, Nam Tư.

09 tháng 2, 2011

Đấu Tranh Bất Bạo Động: Trường Hợp Ai Cập

Nhiều người bắt đầu sốt ruột về những diễn biến chính trị đang xảy ra tại Ai Cập khi chưa thấy ông Mubarak ra đi như ông Ben Ali bên Tunisia; trong khi đó, tân Phó Tống Thống Omar Suleiman, vừa mới được ông Mubarak bổ nhiệm lại xúc tiến những cuộc đàm phán với các nhóm chống đối để thương lượng về các biện pháp ổn định tình hình. Một số dư luận đã quan ngại rằng cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập có thể sẽ bị bán đứng hoặc dẫn đến một kết quả chính trị tồi tệ là phe nhóm của ông Mubarak tiếp tục cầm quyền mặc dù ông ta sẽ phải ra đi sau những “thương lượng” chính trị hiện nay.

01 tháng 2, 2011

Vận Động Quần Chúng: Từ Đông Âu Sang Bắc Phi

Cách nay hơn 25 năm, để chuẩn bị cho cuộc tổng đình công trên toàn quốc vào ngày 1 tháng 5 năm 1987, ông Lech Walesa và ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết đã phải chuẩn bị ráo riết trong vòng 3 tuần lễ. Đặc biệt họ đã phải huy động hàng tấn giấy để in truyền đơn một cách bí mật tại các nhà thờ vào lúc nửa đêm. Sau đó, ban lãnh đạo Công Đoàn đã huy động rất đông những người nữ công nhân, thanh niên sinh viên và các vị nữ tu tiếp tay trong việc tán phát tờ truyền đơn đi các thành phố lớn. Kết quả của 3 tuần lễ chuẩn bị này có 10 thành phố tham gia đình công và tại Thủ đô Warsaw, Công Đoàn Đoàn Kết đã quy tụ được gần 30 ngàn người tham gia biểu tình.

16 tháng 1, 2011

Lòng dân và cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia

Mohamed Bouazizi
Không ai ngờ ngày 17 tháng 12 năm 2010 đã là ngày khởi đầu một biến chuyển lịch sử tại Tunisia, Bắc Phi, khi sinh viên Mohamed Buoazizi, 26 tuổi đã đem thân xác mình làm ngọn đuốc dẫn dắt hàng triệu người dân Tunisia vùng dậy, giật sập chế độ độc tài của Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, 74 tuổi, sau 3 tuần lễ biến động. Sinh viên Mohamed Bouazizi tốt nghiệp đại học nhưng đã không tìm ra công việc làm. Anh đã phải đi bán rau và trái cây để kiếm sống từng ngày, nhưng cảnh sát đã tịch thu sạp bán hàng của anh vì không có giấy phép và nhất là không có tiền để hối lộ. Trong sự tuyệt vọng đó, Mohamed Bouazizi đã chọn ngày nói trên, châm lửa tự thiêu để phản đối hành động ngăn cấm của chính quyền.