17 tháng 11, 2011

Đọc tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” (Death by China), phần 9 - HẾT

Chương 16: Life with China: How to Survive and Prosper in the Dragon’s Century.
Sống Với Trung Quốc: Làm Thế Nào Sống Còn và Thịnh Vượng Trong Kỷ Nguyên Con Rồng.

Như chúng tôi đã hứa ở đầu cuốn sách sẽ cung ứng cho quý vị một số hướng dẫn để sống còn (survival guide) và kế hoạch hành động (action plan). Do đó trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến một loạt những chọn lựa cá nhân, những quyết định và những hành động liên quan đến chính sách của chính quyền có thể được tiến hành để bảo vệ bạn và gia đình từ những sản phẩm thiếu an toàn của Trung Quốc, và để mang lại một quan hệ thịnh vượng giữa chúng ta với Trung Quốc thay vì nguy hiểm như hiện nay.



Niềm tin căn bản của chúng tôi là: Thay đổi trong quan hệ Mỹ Trung chỉ có thể khởi đi từ quần chúng (grassroots). Vì thế, mục tiêu hàng hầu của chúng ta là phải thông tin cho mọi công dân trên thế giới biết về phạm vi bao la của những đe dọa mà một Trung Quốc đang vươn lên đặt ra cho tất cả chúng ta. Một khi nhân loại đã nhận thức đầy đủ về “Vấn nạn Trung Quốc” (China Problem), thì sự cần thiết của một loại thay đổi chính trị ôn hòa phải diễn ra tại Trung Quốc với những áp lực cải cách đến từ Hoa Thịnh Đốn, Bá Linh, Tokyo, Sao Paulo và nhiều thủ đô khác khắp thế giới.

Trước khi chúng tôi liệt kê những lựa chọn cá nhân do chúng tôi đề nghị, những quyết định thi hành và những cải cách chính sách, chúng tôi muốn đề nghị một số danh ngôn của một hiền triết uyên thâm nhất thế giới. Riêng đối với những nhà hoạch định chính sách đang đọc cuốn sách này, chúng tôi lập lại lời cảnh báo của Betty Williams liên quan đến thụ động: “Chúng ta đừng nói suông trong phòng họp này, chúng ta hãy là một cái gì đó.”

Với những ai có thể nghĩ rằng chúng tôi đã quá khắc khe đối với Trung Quốc hay những ai có thể để sự lạc quan của họ về một Trung Quốc đang “dân chủ hóa” che khuất bằng chứng hiển nhiên về bản chất độc tài của họ, xin những người này ghi nhớ châm ngôn đạo đức của Albert Camus: “Người biết tư duy không đứng về phía những đạo phủ thủ.”

Cuối cùng, đối với bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào từ căn bản cảm thấy bất lực không thể đánh trả, xin hãy lấy can đảm từ những lời này của William James: “Hãy hành động như là những gì bạn làm đều có tác dụng”. Và quả đúng như vậy, để kêu gọi bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào cũng hãy đừng cảm thấy bất lực mà hãy can đảm đứng lên hành động. Cố Tổng Thống Theodore Roosevelt đã nói: “Hãy làm những gì bạn có thể làm được, với những gì bạn có, dù ở bất cứ nơi đâu”.

Tránh Thảm Họa Phế Thải và Thuốc Độc.
(Avoiding Death by Chinese Junk and Poison)

Chúng ta đến một trung tâm bán lẻ to lớn như Costco, Target, Walmart, hay một cửa hàng bán thuốc lẻ như Walgreen, CVS hay đến cửa hàng tạp hóa như Kroger, Safeway, hầu như không thể nào tránh được việc mua sản phẩm của Trung Quốc. Điều này không chỉ thất vọng mà còn là một sự điên rồ. Như đã trình bày, có quá nhiều phế phẩm và chất độc Trung Quốc tràn ngập các kệ hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ đều và toàn là những thứ giết người. Dưới dây là một số bước cụ thể mà tất cả chúng ta đều có thể làm để bạo vệ chính mình.

Hãy thay đổi thái độ - “Rẻ” không phải luôn luôn là rẻ nhất.

Chúng ta không thể thay đổi thói quen mua hàng của chúng ta cho đến khi hoàn toàn hiểu rõ những nguyên tắc mà theo đó “giá rẻ” của những sản phẩm Trung Quốc thật sự không phải rẻ. Ngoài cái giá mà bạn trả theo giá biểu, bạn cũng phải tính đến những rủi ro về thương tích hay tử vong, tăng xác suất mất việc cho chính bạn hay một người nào đó mà bạn quen biết do những thủ đoạn mậu dịch bất chính của Trung Quốc, các chi phí pháp lý, và phí tổn mà người trả thuế phải chịu do những thiệt hại gây ra bởi các sản phẩm Trung Quốc. Do đó, nếu thấy “Made In China” thì bỏ món hàng đó xuống trừ khi bạn quá cần đến nó và không thể tìm một món nào thay thế hợp lý.

Tìm Nhãn – Sau đó đọc nó một cách cẩn thận.

Chúng ta cũng không thể ngưng mua sản phẩm Trung Quốc trừ khi chúng ta biết những sản phẩm đó được chế tạo ở Trung Quốc. Do đó, tất cả chúng ta phải đọc thật cẩn thận các nhãn hiệu của sản phẩm.

Đáng tiếc, trong khi dòng chữ “quốc gia sản xuất” phải được ghi rõ trên nhãn hiệu của tất cả mọi sản phẩm theo quy định của Hải Quan Hoa Kỳ, đi tìm dòng chữ “Made In China” trên các sản phẩm không khác nào chơi trò cút bắt – và thậm chí đôi khi phải cần đến một kính phóng đại (chúng tôi không nói đùa ở đây). Đó là lý do tại sao quy chế gắn nhãn hiệu phải tiêu chuẩn hóa để có thể tìm thấy dễ dàng, đọc dễ dàng, tương tự như sự hữu ích của nhãn hiệu ghi chất dinh dưỡng trên những sản phẩm thực phẩm của xứ sở chúng ta.

Lấp các lỗ hỏng trên mạng ảo về “xứ sản xuất”.

Trong môi trường bán lẻ truyền thống, nhãn hiệu “xứ sản xuất” giúp cho những người tiêu dùng có đôi mắt sắc bén cơ hội chọn lựa. Tuy nhiên, khi mà càng ngày càng nhiều người tiêu dùng truy cập vào mạng ảo để mua sắm, khả năng chọn lựa theo ý mình đã mất, phần lớn chỉ vì lợi ích của những nhà sản xuất bá đạo Trung Quốc.

Để hiểu được vấn đề, chỉ cần truy cập vào trang mạng Amazon. Đối với bất kỳ món hàng nào, bạn đều có thể thấy mọi chi tiết sản phẩm trừ xuất xứ nơi sản xuất. Đây là một lỗ hổng cần được vá lại. Luật Liên bang đòi hỏi tất cả các nhà bán lẻ trực tuyến phải cho thấy rõ thông tin về nước sản xuất đối với tất cả các sản phẩm của họ.

Đòi hỏi ghi “Xứ Sản Xuất” của những vật liệu trên nhãn hiệu.

Như chúng ta đã biết một số sản phẩm hoàn toàn không ghi “Made In China”, nhưng đúng hơn là nhiều vật liệu hay các bộ phận trong những sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Ví dụ, nếu những viên thuốc bổ được pha chế để đóng gói tại Hoa Kỳ, người sản xuất vẫn có thể đóng nhãn hiệu “Made In U.S.A.” mặc dù các thành phần đáng kể của Trung Quốc. Một vấn đề tương tự tồn tại đối với những sản phẩm như xe hơi mang danh nghĩa “Hoa Kỳ” mà nhiều phụ tùng quan trọng như thắng xe hay vỏ xe chế tạo ở Trung Quốc.

Vì những nguy hiểm do những lỗ hổng về nhãn hiệu gây ra, chúng ta cần khẩn cấp, khắt khe hơn về mặt luật pháp đối với nhãn hiệu vật liệu và phụ tùng. Ví dụ, Hạ Viện cần đòi hỏi tất cả những nhà sản xuất lương thực và thuốc men phải viết rõ trên nhãn hiệu xứ sản xuất của tất cả những vật liệu chính nằm trong sản phẩm – và tiêu chuẩn hóa những đòi hỏi này cũng như phải dễ đọc vật liệu. Như Jerome Krachenfelser đã nói rất chí lý rằng: “Nếu bạn đưa nó vào trong cơ thể bạn thì bạn đáng được biết nó đến từ đâu”.

Hãy cho những của tiệm bán lẻ mà bạn ưa chuộng biết bạn không thích đồ Trung Quốc.

Nếu các trung tâm bán lẻ như Walmart, Target và Nordstrom biết bạn thích những mặt hàng thay thế hàng Trung Quốc, họ sẽ thay đổi các mặt hàng trong cửa tiệm. Vì vậy, hãy bỏ chút ít thì giờ để nói chuyện với tất cả những nhân viên bán hàng và quản lý tại tất cả những cửa hàng rằng bạn thường xuyên mua hàng ở đây và cho họ biết bạn sẽ là một khách hàng trung thành hơn nếu cửa hàng bày bán những mặt hàng thay thế (hàng của Trung Quốc).

Để tạo thêm áp lực trên những trung tâm bán lẻ lớn, nhỏ nào quá say mê bán hàng rẻ giả tạo của Trung Quốc nhằm thủ lợi, bạn cũng có thể tìm mua hàng ở những trang mạng không bán những sản phẩm của Trung Quốc.

Tương tự, bạn có thể thoải mái viết thư hay gửi E Mail đến bộ phận phụ trách liên lạc với khách hàng của cả công ty sản xuất lẫn những cửa hàng bán lẻ. Hãy nói với Apple và Best Buy rằng dòng chữ “Thiết Kế ở California” (Designed in California) đơn thuần không che giấu được sự thực “Chế tạo ở Quảng Đông” (Build in Guangdong). Một khi những người bán lẻ nhận được thông điệp “không Trung Quốc”, họ sẽ bắt đầu cạnh tranh không chỉ trong lãnh vực giá cả mà còn cả nguồn gốc sản xuất.

Cuối cùng, điều quan trọng không chỉ là chiến dịch tranh đấu cho nhãn hiệu “chế tạo tại Hoa Kỳ” (Made In U.S.A) mà là cho cả chiến dịch “Chế tạo trong thế giới tự do” (Made In Free World). Mậu dịch thực sự tự do không có những loại thủ đoạn lái buôn và bảo thủ theo lối Trung Quốc là điều tốt.

Hãy coi chừng những món hàng đắt tiền từ Trung Quốc nhưng mang hiệu “Ngoại quốc”.

Một trong những cách chính mà Trung Quốc âm mưu xâm nhập thị trường Hoa Kỳ - đặc biệt những món hàng đắt giá như xe hơi – là bán những sản phẩm của họ dưới tên của những hiệu ngoại quốc quen thuộc vốn tạo được ảo giác không của Trung Quốc. Một trong những trường hợp đó là Volvo. Trên danh nghĩa của công ty xe hơi xứ “Thuỵ Điển” (Swedish) mà hiện nay hoàn toàn nằm trong tay sở hữu của công ty China’ Geely Automitive, và ông Stefan Jacoby, Tổng giám đốc điều hành (CEO) của công ty này gần đây đã tuyên bố rằng công ty đang dự tính xuất khẩu những xe hơi của Trung Quốc sang Hoa Kỳ dưới tên uy tín Volvo. Xin ghi chú ở đây Nhật Bản cũng đã từng bán một số xe Trung Quốc dưới tên Jazz sang Âu Châu vào năm 2005. Do đó, một lần nữa, người mua phải cẩn thận. Những công ty Trung Quốc giàu tiền (Cash-rich Chinese firms) – đặc biệt là những doanh nghiệp quốc doanh – đang núp dưới những thương hiệu phương Tây để chiếm lĩnh thị trường, và chúng ta phải chú ý đến những áp lực tài chánh đứng sau các vụ giao dịch bất chính này.

Cải cách những sai lầm để quy trách nhiệm cho Trung Quốc và những kẻ trung gian của họ.

Chúng ta không phải là những người hâm mộ những vụ kiện lớn. Tuy nhiên chúng ta thấy rõ việc các nhà sản xuất Trung Quốc không thể bị kiện trước tòa án Hoa Kỳ hay quốc tế là hoàn toàn sai, trong khi những người cạnh tranh của họ ở Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản lại có thể bị kiện.

Điều phi lý không kém là những công ty Hoa Kỳ nhập khẩu những thuốc, thức ăn và sản phẩm độc hại của Trung Quốc không chịu những trách nhiệm tương xứng. Tình hình hiện nay thực sự làm giảm động lực cho những cải sửa sai lầm do việc cho phép các công ty Hoa Kỳ điều khoản bãi miễn Trung Quốc như sau: Hãy giao sản xuất của bạn cho một số nhà môi giới bí mật nào đó tại Quảng Châu, và sau đó giả vờ bạn không biết chính xác sản phẩm của bạn đến từ đâu. Đừng cười. Điều này đang xảy ra. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhiều luật lệ khắt khe hơn để quy trách nhiệm rõ ràng cho bất kỳ nhà bản sỉ, bán lẻ nào của Hoa Kỳ bán một sản phẩm Trung Quốc có hại cho một người nào đó ở Hoa Kỳ. Trách nhiệm nhiều hơn sẽ buộc các nhà bán lẻ tìm cách đẩy trách nhiệm trở lại nơi sản xuất ra sản phẩm đó hoặc có những lựa chọn khác cho các mặt hàng trên kệ. Do đó hãy thông báo cho Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội Liên bang, Quốc hội tiểu bang của chính bạn biết rằng đã đến lúc cần phải trừng trị những kẻ trung gian Hoa Kỳ chuyên cung cấp hàng phế phẩm và thuốc độc Trung Quốc.

Giải Giới Vũ Khí Hủy Diệt Việc Làm Của Trung Quốc
(Disarming China’s Weapon of Job Destruction)

Các chính trị gia Hoa Kỳ cần thông minh hơn về cái hộp mà những chủ trương lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc đang bỏ chúng ta vào - vì nó càng ngày càng hiện rõ nét của một cỗ quan tài). Đó là lý do tại sao Quốc Hội, Tổng Thống phải nói rõ ràng với Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ không còn có thể tha thứ cho bất cứ hành vi tấn công mậu dịch bất chính nào trên hạ tầng sản xuất của chúng ta.

Nếu Trung Quốc từ chối dẹp bỏ những vũ khí hủy diệt việc làm của họ - tức những vũ khí vi phạm nguyên tắc tự do mậu dịch – thì Tổng Thống và Quốc Hội sẽ không có chọn lựa nào hơn là hành động. Đây là phương thức mà Hoa Kỳ có thể đơn phương giải giới những vũ khí của Trung Quốc:

Thông qua Đạo Luật Mậu Dịch Tự Do và Công Bằng Của Hoa Kỳ (American Free and Fair Trade Act.)

Cách chữa trị theo pháp lệnh đơn giản và hiệu quả nhất đối với chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc – và là cách tránh được sự đối đầu trực tiếp vì nó không cần phải trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc – đó là: Hạ Viện thông qua Đạo Luật Mậu Dịch Tự Do và Công Bằng của Hoa Kỳ. Đạo Luật này sẽ đặt ra các nguyên tắc cơ bản sau đây - với những chế tài nghiêm khắc nếu có vi phạm:

Bất kỳ quốc gia nào muốn tự do mậu dịch với Hoa Kỳ phải bỏ tất cả những trợ cấp xuất khẩu phi pháp, duy trì một đồng tiền được định giá công bằng, cung cấp những bảo vệ về sở hữu trí tuệ, tôn trọng những tiêu chuẩn về môi trường, y tế và an toàn, phù hợp với các quy tắc quốc tế, cung ứng cho một thị trường toàn cầu không giới hạn về năng lượng và nhiên liệu, và cho phép truy cập tự do và cởi mở vào thị trường nội địa, kể cả báo chí và dịch vụ Internet.

Khi thông qua đạo luật như vậy, Hạ Viện có thể vừa bảo vệ được hệ thống quốc tế về tự do mậu dịch, vừa bảo đảm được sự thịnh vượng lâu dài của nền kinh tế Hoa Kỳ. Đạo luật như thế không mang tính chất “bảo hộ” – như những ủng hộ Trung Quốc cáo buộc. Thay vào đó, nó đơn thuần chỉ là sự tự vệ chính đáng trước sự xâm lăng kinh tế của Trung Quốc.

Hợp tác và phối hợp toàn cầu là khẩu hiệu:

Trích dẫn lời của nhà đại ái quốc Ben Franklin: “Chúng ta phải đoàn kết, bằng không chắc chắn chúng ta sẽ bị treo cổ từng người.” Đó là lý do tại sao, như một hành động hỗ trợ cho việc thông qua Đạo luật mậu dịch tự do và công bằng, Hoa Kỳ phải liên kết với Âu Châu, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ và những nạn nhân khác của chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc để kiến nghị với Tổ Chức Tự Do Mậu Dịch Quốc Tế WTO buộc Trung Quốc phải tuân thủ đầy đủ các quy tắc của tổ chức này. Chỉ có sức mạnh qua số đông thì Hoa Kỳ và những nước khác mới thành công trong việc mang một Trung Quốc hiện đang theo đuổi thủ đoạn ‘lợi mình, hại người” hội nhập vào cộng đồng thực sự của những quốc gia tự do mậu dịch.

Sứ mạng thao túng tiền tệ bí mật.

Nếu được yêu cầu để xác định vấn đề nghiêm trọng nhất trong quan hệ Mỹ - Trung, chúng tôi muốn nói đó là ấn định hối xuất cố định của đồng nhân dân tệ (yuan) với đồng Mỹ Kim. Một đồng tiền thả nổi là nền tảng để tự động điều chỉnh dòng chảy mậu dịch và ngăn chặn thặng dư mậu dịch đối với rất nhiều đối tác mậu dịch của Trung Quốc.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đồng ý với những người bênh vực Trung Quốc rằng chính quyền Trung Quốc không đáp ứng tốt với áp lực trực tiếp. Đó là lý do tại sao, ít ra là trên vấn đề tiền tệ, giải pháp đầu tiên tốt nhất nhằm mang lại giá trị tương đối cho đồng tiền Trung Quốc có thể đạt được qua những cuộc “đi đêm ngoại giao” bí mật.

Để đạt được mục tiêu này – và đây là một vấn đề cực kỳ khẩn cấp – Tòa Bạch Ốc phải ngay lập tức gửi một sứ giả bí mật để thông báo cho đảng Cộng sản Trung Quốc điều này: Hoa Kỳ sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là tố cáo Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ trong kỳ Tái Xét Ngân Khố hai năm một lần sắp tới và áp đặt những thuế suất trả đũa tương ứng ngoại trừ Trung Quốc gia tăng trị giá của đồng tiền của họ đúng mức.

Trong thảo luận này, sứ giả Hoa Kỳ nên nêu rõ ràng rằng Hoa Kỳ rất muốn việc cải tổ tiền tệ là theo “ý tưởng Trung Quốc” chứ không phải theo Hoa Kỳ và Hoa Kỳ không hề muốn Trung Quốc “mất mặt” trong vấn đề này. Trong thực tế, đó là lý do tại sao sứ mệnh này phải được thi hành hoàn toàn bí mật.

Tuy nhiên, sứ giả Hoa Kỳ phải nói rõ rằng sau hơn 7 năm tranh luận về vấn đề này, Hoa Kỳ đã hết kiên nhẫn về mặt chính trị và hết giờ về mặt kinh tế. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc không hành động kịp thời, Bộ tài chánh phải tiến tới cáo buộc Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ và áp đặt những thuế suất tự vệ thích hợp để làm cho đồng yuan gia tăng giá trị hợp lý.

Nhận thức những rủi ro thực sự cho các công ty từ việc xuất nguồn sản xuất sang Trung Quốc.

Có quá nhiều lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ quyết định xuất nguồn một cách chiến lược sự sản xuất và việc làm sang Trung Quốc đã không lượng giá đầy đủ một loạt các rủi ro. Những rủi ro hiển nhiên gồm có sự mất mát sở hữu trí tuệ của công ty hoặc do đánh cắp trắng trợn, hoặc do chính sách chuyển giao kỹ thuật cưỡng bách và di chuyển cưỡng bách công tác nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc.

Ngoài sự mất mát về sở hữu trí tuệ của công ty, những rủi ro khác đi từ nạn tham nhũng mãn tính, ô nhiễm nghiêm trọng và khan hiếm nước đang bắt đầu xuất hiện đến chính sách Vạn Lý Cấm Thành qui mô của Trung Quốc. Trong bất kỳ lượng định rủi ro toàn diện nào của công ty, những lãnh đạo điều hành phải nhìn nhận thực tế này:

Nếu có bất kỳ quốc gia nào mà Hoa Kỳ có thể đụng độ quân sự trong vài thập niên tới đây, đó chắc chắn là một Trung Quốc đang ráo riết vũ trang. Và nếu bạn là một cán bộ điều hành kinh doanh Hoa Kỳ đang xem xét quyết định xuất nguồn, liệu bạn có thực sự muốn đặt tất cả trứng của công ty bạn trong cái rổ Trung Quốc không? khi xung đột như thế xảy ra liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hay tranh chấp nguồn dầu khí ở Trung Đông?

Những lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ đang xuất nguồn sang Trung Quốc phải gỡ bỏ cặp kiếng màu hồng ra và thực hiện một thẩm định rủi ro toàn diện hơn. Một cái nhìn tỉnh táo như thế trước hết cho thấy những rủi ro thực sự đi đôi với việc xuất nguồn sang Trung Quốc, kế đó, sẽ giúp khởi động một làn sóng “trở về nguồn” để mang việc làm trở lại cho Hoa Kỳ, Brazil, Nhật Bản, Âu Châu và những thị trường đang đổi dậy bên ngoài Trung Quốc.

Hãy theo gương Dan DiMicco của Nucor Steel, đừng theo gương Jeffrey Immet của GE.

Nếu những lãnh đạo điều hành công ty Hoa Kỳ muốn hiểu rõ hơn nghệ thuật đánh trả chính sách lái buôn và bảo hộ của Trung Quốc, họ không cần phải tìm đâu xa hơn là công ty Nucor Steel và tấm gương sáng của giám đốc điều hành (CEO) Dan DiMicco. Ngoài việc quản lý một trong những công ty thành công nhất và sáng tạo nhất về kỹ thuật trên thế giới, DiMicco dành khá nhiều thì giờ để vận động hành lang (lobby) công khai cho một cuộc cải tổ mậu dịch đích thực với Trung Quốc. Theo cách này, DiMicco cho thấy một tương phản rõ ràng với hành động ngây thơ hay thậm chí đào ngũ của những giám đốc điều hành công ty như Jeffrey Immelt của GE và Jack Allen của Westinghouse.

Chấm dứt cưỡng bách chuyển giao công nghệ và không tặc chương trình nghiên cứu & phát triển của Hoa Kỳ.

Theo khuyến cáo mạnh mẽ của Ủy ban Mỹ - Trung, chính phủ Hoa Kỳ phải “giúp những công ty Hoa Kỳ chống lại những toan tính của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc chỉ thị hay ép buộc những công ty công nghệ cao nước ngoài phải tiết lộ những thông tin về sản phẩm nhạy cảm như một điều kiện tiên quyết để tham gia thị trường Trung Quốc.” Chính phủ Hoa Kỳ phải giúp những công ty chống cự lại sự cưỡng bức di chuyển những cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc như một điều kiện tham gia vào thị trường. Chúng ta, như một quốc gia, đang tự hủy diệt qua hàng nhiều thập niên trì trệ do việc giao nộp kỹ thuật của chúng ta cho Trung Quồc, và điều này phải được chấm dứt. Vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta cũng phải xem xét đạo luật nào có thể ngăn ngừa những công ty Hoa Kỳ tránh được những giao dịch với Trung Quốc đòi hỏi phải chuyển giao công nghệ như một điều kiện tham gia thị trường.

Chấm dứt kiểm duyệt, một hình thức rào cản mậu dịch phi thuế quan.

Đa số xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ là từ các công nghệ thượng đẳng nhất thế giới qua những công ty giải trí, truyền thông và Internet. Sự kiện Trung Quốc mạnh tay kiểm duyệt phim ảnh, truyền hình và Internet kết hợp với sự hỗ trợ ngầm trong việc ăn cắp bản quyền rộng khắp là một vi phạm to lớn tự do mậu dịch. Trong khi Facebook hoàn toàn bị phong tỏa ở Thượng Hải, công ty đối tác RenRen của Trung Quốc lại được hoan nghênh ở Hoa Kỳ và nhận được phần ký thác trị giá 500 triệu Mỹ Kim trên thị trường chứng khoán NASDAQ. Đây là một điều rất sai lầm!

Để bảo đảm rằng Trung Quốc không thu lợi được trong cuộc chiến kinh tế săn mồi như vậy, Quốc Hội nên thông qua một đạo luật cấm bất kỳ công ty truyền thông và Internet nào của Trung Quốc có dính dáng với kiểm duyệt đầu tư vào các thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Cấm những doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc mua lại những xí nghiệp tư nhân.

Chúng ta phải chấm dứt giả vờ rằng một công ty quốc gia khổng lồ về đầu hỏa, viễn thông hay quặng mỏ được sự hậu thuẫn của nhà nước Trung Quốc, khi mua đứt một công ty cạnh tranh ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại hay Úc Châu, sẽ có thể tạo được bất kỳ giá trị thực sự nào cho người tiêu dùng hoặc những cổ đông của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra rằng những doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đều được nuôi dưỡng trong một môi trường độc quyền, sống nhờ những lợi nhuận từ những thủ đoạn mâu thuẫn bất chính, nhận được tài trợ lớn lao từ các ngân hàng nhà nước, và tất cả đều được điều khiển bởi những cán bộ chọn lọc của đảng cộng sản với ý đồ phong tỏa thị trường và khuynh loát tài nguyên khắp thế giới. Trong khi đó, những giám đốc điều hành công ty Hoa Kỳ vui vẻ bán đứng tài sản quốc gia cho những tư bản đỏ ở Bắc Kinh để vội vã bỏ ít tiền vô túi; những thương vụ như thế không hề phục vụ cho quyền lợi quốc gia một chút nào.

Và chúng ta nên rõ ràng về điểm này: Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép một công ty Phương Tây mua lại bất cứ công ty nào của Trung Quốc thuộc loại “công nghệ chiến lược” – bao gồm máy bay, xe hơi, năng lượng, tài chánh, kỹ thuật, nhiên liệu và bất kỳ thứ gì cao cấp hơn những thứ như hamburger hay gà chiên.

Vì mối đe dọa chiến lược từ những chính phủ nước ngoài muốn kiểm soát các công ty tư nhân Hoa Kỳ, Quốc Hội Mỹ nên thông qua một đạo luật ngăn chận công ty tư nhân nội địa khỏi bị cám dỗ bởi những đề nghị mua lại béo bở của các doanh nghiệp quốc doanh, dù đó là Trung Quốc, Nga hay nước nào khác.

Chúng ta cần một Tổng thống có đầu óc và can đảm.

Phần lớn trách nhiệm trong việc hủy diệt hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ qua một làn sóng xuất nguồn lớn lao có thể được quy trách nhiệm trực tiếp cho Tòa Bạch Ốc. Từ năm 2001 đến 2008, Tổng thống George W Bush chắc chắn đã can đảm đứng lên đối mặt với Trung Quốc. Tiếc thay, nhóm giáo điều của ông đã bưng bít không cho phép ông nhận thức được sự khác biệt giữa mậu dịch tự do (free trade) và mậu dịch công bằng (fair trade). Kết quả là chính quyền Bush (con) đã không làm gì khác ngoài việc chú tâm vào cuộc chiến chống khủng bố, trong khi một Trung Quốc lái buôn và bảo hộ một cách hệ thống đã cướp mất của chúng ta hết việc làm này đến việc làm khác và hết công ty này đến công ty khác.

Hoàn toàn ngược lại, Tổng Thống Barack Obama chắc chắn có được trí khôn để hiểu vấn đề - ông đã tranh cử trên lập trường trừng phạt chính sách lái buôn của Trung Quốc và chắc chắn nhận thức được vấn đề. Tuy nhiên, vấn đề của Tổng thống Obama là: Ông không tỏ ra can đảm để thực hiện những hành động cần thiết.

Soạn Một Đường Lối Cứng Rắn Với Gián Điệp và Chiến Tranh Mạng Với Trung Quốc
(Drawing a Hard Line in the Sand on Chinese Espionage and Cyberwarfare.)

Chúng ta thấy rằng Trung Quốc điều khiển một hệ thống gián điệp hiếu chiến nhất tại Hoa Kỳ và những lữ đoàn tin tặc đỏ của họ thường xuyên tấn công vào những hệ thống vi tính cá nhân, xí nghiệp và chính quyền của chúng ta. Chúng ta phải nhận ra những mối nguy hiểm rõ ràng hiện nay và các hình thức khác nhau của “chiến tranh không khói súng”, và đứng lên đối phó với chúng.

Cần tự vấn: Tại sao chúng ta lại giao thương quá nhiều với một nước vốn hung hăng dọ thám chúng ta?

Tăng cường nỗ lực phản gián với Trung Quốc.

Phần lớn tài nguyên dành cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ - Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, Cảnh Sát Liên Bang Hoa Kỳ và những cơ quan khác như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia – tiếp tục tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố dường như vô tận. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trước mối đe dọa đáng sợ về khả năng một nhóm Hồi Giáo cực đoan nắm được vũ khí giết người hàng loạt.

Hiểu như vậy rồi, chúng ta cũng phải đối phó với một thực tế không cần tranh cãi là: Ngay cả khi một Trung Quốc đang nhanh chóng quân sự hóa tích lũy hàng trăm vũ khí hạt nhân, họ cũng đang tiến hành một cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ về các hoạt động gián điệp và tấn công mạng đối với Hoa Kỳ. Để đối phó với nguy cơ không thể chối cãi này (or hiểm họa không thể chối cãi này), chúng ta phải cực lực bổ xung và tăng cường những nỗ lực phản gián đối với Trung Quốc – và phối hợp việc này với những đồng minh của chúng ta ở Á Châu, Âu Châu và Châu Mỹ La Tinh.

Mặc dù những chi phí phụ trội sẽ khó được phê chuẩn trong lúc ngân sách gặp khó khăn, nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ nhận hậu quả của chính những điều mà chúng ta không muốn trả giá. Khi xem xét các khoản chi phụ trội đó, chúng ta phải ý thức rằng những mất mát kinh tế chỉ từ gián điệp Trung Quốc thôi chắc chắn vượt xa những khoản tiền nhỏ nhoi mà Hoa Kỳ đang bỏ ra để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc.

Quyết liệt truy tố và trừng phạt gián điệp Trung Quốc.

Một điệp viên đóng góp cho khả năng của Trung Quốc để phát triển những hệ thống vũ khí tối tân thì hoàn toàn nguy hiểm như bất kỳ một người lính Trung Quốc nào bóp cò khai hỏa những vũ khí đó. Đó là lý do tại sao tòa án, bồi thẩm đoàn và những công tố viên của chúng ta cần gián điệp Trung Quốc nghiêm túc hơn coi vấn đề gián điệp Trung Quốc một cách nghiêm chỉnh hơn nhiều, và bất kỳ hình thức gián điệp nào cũng cần bị truy tố quyết liệt.

Đối với hình phạt thích đáng cho những công dân Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc là tội phản quốc - tội phạm cao nhất chống lại xứ xở chúng ta. Tội đó đáng bị tù chung thân và trong những trường hợp có liên quan đến những bí mật quốc phòng và quân sự, nên áp dụng tội tử hình.

Hơn nữa, bất kỳ điệp viên nào của Trung Quốc bị bắt ở Hoa Kỳ, chúng nên bị tống giam vĩnh viễn – vì những hình phạt nặng nề như thế sẽ răn đe các hoạt động gián điệp trên đất nước chúng ta. Và cần ghi nhận rằng bất kỳ điệp viên Hoa Kỳ nào nếu bị bắt trên đất Trung Quốc sẽ bị một số phận tàn nhẫn hơn nhiều so với bất kỳ hình phạt nào của hệ thống tư pháp chúng ta.

Tăng cường kiểm tra những du khách Trung Quốc và chiếu khán (Increased Scrutiny of Chinese Visitors and Visas).

Chính quyền Trung Quốc rõ ràng là không cho phép những du khách, sinh viên hay các nhà kinh doanh Hoa Kỳ được tự do đi lại khắp Trung Quốc và họ áp dụng những hạn chế khắt khe đối với nhiều loại du khách, bao gồm các nhà báo và những nhà làm phim tài liệu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho phép hầu như bất kỳ công dân Trung Quốc nào có chiếu khán đều được đi lại tự do. Điều này phải được chấm dứt ngay từ bây giờ.

Vì vậy, như là một phần của nỗ lực tăng cường phản gián (our enhanced counterespionage efforts), chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ hơn đối với bất kỳ ai trong Cộng hòa nhân dân Trung Quốc nộp đơn xin chiếu khán. Trong khi đa số du khách Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ trong hòa bình, lại có quá nhiều điệp viên trà trộn trong số này nên cần phải gia tăng biện pháp phòng ngừa.

Đây có phải là “phân biệt chủng tộc?” Tuyệt đối là không. Chỉ là phân biệt “chính, tà”, và cần phải thực hiện chính vì Trung Quốc đã chứng tỏ là quốc gia hung hăng nhất trên thế giới khi nói đến vấn đề xuất khẩu điệp viên sang Hoa Kỳ.

Tuyên bố cuộc tấn công mạng là hành vi chiến tranh – và cần đáp ứng phù hợp.

Chính quyền Obama đã kêu gọi phải có một chính sách an ninh mạng toàn diện hơn, và đó là điều hoàn toàn tốt. Điểm quan trọng của chính sách này là phải xem bất kỳ cuộc tấn công mạng nào do nhà nước hỗ trợ đều là những hành vi chiến tranh cần phải trả đũa ngay lập tức bằng kinh tế, chính trị, và nếu cần, bằng quân sự. Hơn nữa, chúng ta phải hoàn toàn trung thực trong việc xác định nguồn gốc của những đe dọa mạng đến từ đâu và đối phó trực tiếp với chúng.

Về vấn đề này, từ quá lâu chúng ta đã cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc ẩn mình phía sau luận điệu phi lý cho rằng tin tặc vi tính phát xuất từ vùng mạng bị kiểm duyệt và theo dõi nặng nề nhất thế giới đều nằm bên ngoài sự kiểm soát của đảng. Hãy tin chúng tôi: Nếu những tin tặc này tán phát băng ghi hình về những hành vi tàn bạo ở Tây Tạng, hay những cuộc hội họp ủng hộ dân chủ ở Thượng Hải hay của những tín đồ Pháp Luân Công ở Thành Đô, công an mạng Trung Quốc đã truy lùng và ngăn chận. Vì vậy, hãy chấm dứt luận điệu này và buộc tội: một tin tặc Trung Quốc là một tin tặc do nhà nước Trung Quốc tài trợ.

Chúng tôi cũng tin rằng việc bồi thường kinh tế cho các nạn nhân của tin tặc Trung Quốc phải là một phần của bất kỳ chính sách an ninh mạng toàn diện nào. Theo đó, Quốc Hội Hoa Kỳ, cùng với Liên Hiệp Âu Châu, Quốc Hội Nhật Bản và những cơ quan lập pháp khác khắp thế giới nên thông qua một đạo luật vạch rõ sự bồi thường như thế nào cho những công dân, công ty, và những cơ quan chính quyền bị tin tặc nước ngoài tấn công. Để việc bồi thường được ý nghĩa, đạo luật này nên đề ra những cơ chế mạnh gắn liền với tài sản của công ty có liên hệ đến hoạt động tin tặc - một trường hợp điển hình là vai trò của một công ty viễn liên lớn của Trung Quốc dính dáng trong một vụ tấn công mà chúng tôi đã mô tả trong chương 10.

Thiết lập “Cái Ngắt Điện Sát Thủ Trung Quốc” cho mạng Internet.

Từ một quan điểm chiến lược, không có sự khác biệt thực sự giữa một nhà máy điện bị phá hủy bởi một hỏa tiễn của Trung Quốc hay một nhà máy điện bị vô hiệu hóa bởi tin tặc của Trung Quốc. Cả hai mối đe dọa là có thật. Cả hai đều phải được tiên đoán và đề phòng.

Với sự lặp đi lặp lại các cuộc tấn công và dọ thám của những tin tặc Trung Quốc trên những định chế của Hoa Kỳ trong cái gọi là “thời bình”, điều tối quan trọng là chúng ta cần phải thiết lập một “Cái Ngắt Điện Sát Thủ Trung Quốc” có thể cắt đứt Internet Hoa Kỳ khỏi tất cả những địa chỉ mạng Trung Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh mạng quy mô. Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Nhiều cuộc tấn công tin tặc Trung Quốc được phát động từ những trung tâm dịch vụ và máy điện toán cá nhân bên ngoài Trung Quốc nhưng do những lữ đoàn tin tặc đỏ khống chế. Điều này có nghỉa là cần một loại “cầu ngắt điện sát thủ” cấp thứ hai có khả năng cô lập toàn bộ những mục tiêu trọng yếu ở hạ tầng cơ sở của chúng ta khỏi Internet - điện nước – ngân hàng, cơ sở quốc phòng.

Các cuộc thảo luận chính trị của hệ thống phòng thủ rất cần thiết này sẽ dẫn đến những tranh luận ý nghĩa về tự do ngôn luận và tự do dân quyền. Rõ ràng là bất cứ giải pháp nào được thiết kế cũng cần phải nhằm để tối thiểu hóa những tác động lên trên thông tin liên lạc dân sự và bằng mọi cách không được giới hạn truy cập của truyền thông. Tuy nhiên, mối đe dọa từ bên ngoài đối với tự do của chúng ta đáng tiếc lại thực tế hơn rất nhiều so với một số âm mưu tưởng tượng ở bên trong, và nếu chúng ta tin tưởng chính phủ của chúng ta với một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, chúng ta cũng cần có khả năng tin vào chính phủ đó thực hiện được lời kêu gọi đúng đắn: phải bảo vệ quốc gia khỏi cuộc chiến tranh mạng rộng lớn từ bên ngoài.

Kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt gián điệp và ăn cắp.

Cũng như chúng ta cần phải minh định: một tin tặc Trung Quốc là một tin tặc Trung Quốc, một điệp viên là một điệp viên và công khai chỉ trích Trung Quốc về hành vi gián điệp thù nghịch của họ. Chúng ta cũng cần nói rõ rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Úc Châu, Ấn Độ và Liên Hiệp Âu Châu sẽ không tiếp tục làm ngơ trong lúc những điệp viên Bắc Kinh đánh cắp kỹ thuật, phá hoại các định chế và chuẩn bị cho một ngày tận chế chiến tranh mạng trong tương lai. Nếu Cộng hòa nhân dân Trung Quốc muốn làm ăn với chúng ta, họ sẽ phải cư xử như một thành viên của cùng một câu lạc bộ những quốc gia mậu dịch tự do và công bằng.

Đương Đầu và Đối Phó Mối Đe Dọa Quân Sự Đang Lên Của Trung Quốc.
Confronting and Countering the Rising Chinese Military Threat.

Chúng ta không thể quay lưng trước sự thật này: sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc - dựa trên sự thiệt hại của hạ tầng sản xuất Hoa Kỳ - đang tài trợ cho sự leo thang quân sự thậm chí còn nhanh hơn nữa của Trung Quốc. Đó là một sự tích lũy đa phương (multidimensional buildup) của bộ máy chiến tranh gồm không quân, lục quân, hải quân, mạng vi tính và không gian chẳng bao lâu sẽ đe dọa ngôi bá chủ toàn cầu của quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta phải nhận thức và đối diện với đe dọa này; và khi làm như thế, chúng ta phải tự hỏi: Tại sao chúng ta mua rất nhiều sản phẩm Trung Quốc khi những lợi nhuận đang được sử dụng để chế tạo vũ khí càng ngày càng nhắm vào chúng ta?

Chúng ta không thể áp đảo được Trung Quốc bằng sức mạnh công nghiệp.

Như một nguyên tắc chiến lược thứ nhất, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc đang đặt Hoa Kỳ vào chính vai trò mà Đức đã đóng: đối mặt với Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Roosevelt trong Thế Chiến Thứ Hai. Hoa Kỳ đã đánh bại Phát xít Đức không phải với kỹ thuật thượng đẳng mà với sức mạnh áp đảo của guồng máy công nghiệp.

Ngày hôm nay, đôi giày đã đi vào chân kẻ khác bởi vì bây giờ Trung Quốc có thể sản xuất hàng loạt tàu chiến, xe tăng và máy bay ngay công xưởng của họ. Ưu thế vượt trội về số lượng vũ khí của Trung Quốc cuối cùng chôn sống phẩm chất siêu việt của vũ khí Hoa Kỳ) - tương tự như khối lượng vũ khí lớn lao của Hoa Kỳ đã áp đảo Đức Quốc Xã. Do đó, chúng ta phải tuyệt đối khôn khéo và giàu óc chiến lược hơn nữa trong chiến lược quân sự của chúng ta.

Như một quy luật đầu tiên, chúng ta tuyệt đối phải tăng cường hiệu năng trong hệ thống kỹ thuật quân sự vốn phí phạm, và đang hấp hối về tài chánh. Hệ thống cung ứng vũ khí hiện thời tạo nên những hệ thống vũ khí quá ư tốn kém thường xuyên vượt ra ngoài ngân sách, luôn luôn trễ hạn và thường gặp nhiều vấn đề.

Đồng thời, chúng ta phải nhận ra rằng, khi Trung Quốc ráo riết tăng cường vũ trang, những nhược điểm của chúng ta sẽ chỉ gia tăng mà thôi. Do đó, nếu chúng ta phải đối đầu với Trung Quốc trên cuộc chiến tranh lạnh đang âm thầm leo thang này, bây giờ là lúc phải hành động. Chúng ta cần công khai kêu gọi họ chấm dứt sự trổi dậy không hòa bình chút nào, và nghiêm túc tự hỏi: phải chăng “tối huệ quốc” lại thực sự thuộc về một quốc gia địa ngục có xu hướng trở thành mối đe dọa quân sự hàng đầu đối với chúng ta?

Chúng ta không thể để bị lừa vào một cuộc chạy đua vũ trang và cái “Bẫy Reagan”.

Từ một quan điểm chiến lược, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận là một Bắc Kinh thừa tiền (a cash-fush Beijing) có vẻ thích đặt Hoa Kỳ vào đúng vai trò mà Liên Xô đã đối mặt với Tổng Thống Ronald Reagan của Hoa Kỳ trong thập niên 1980. Như Trung Quốc biết rõ, chính quyền Reagan đã đánh bại Liên Xô bằng cách lừa họ vào một cuộc chạy đua vũ trang để cuối cùng khiến Liên Xô phá sản – và kéo theo sự sụp đổ của những chế độ cộng sản trên toàn thế giới.

Ở đây, một lần nữa, giày vào chân khác. Trung Quốc, với hàng ngàn tỷ Mỹ Kim ngoại hối, kinh tế phát triển và ráo riết quân sự hóa, sẽ thích đánh lừa một Hoa Kỳ đang suy yếu về mặt tài chánh vào một cuộc chạy đua vũ trang để cuối cùng đánh bại Hoa Kỳ về mặt tài chánh. Một lần nữa, thực tế này đòi hỏi Hoa Kỳ phải vừa khôn khéo vừa có óc chiến lược tinh vi hơn nữa trong chính sách của mình – đồng thời phải tích cực hơn trong hành động để chặn trước sự gia tăng quân sự như sấm sét của Trung Quốc.

Phải đánh giá thành thực những lỗ hổng của chúng ta.

Theo khuyến cáo của Ủy Ban Mỹ - Trung, Ngũ Giác Đài nên có trách nhiệm phúc trình hàng năm về khả năng của quân đội Hoa Kỳ trong việc chống cự một cuộc tấn công bằng không quân và hỏa tiễn của Trung Quốc vào các căn cứ của chúng ta, và liệt kê một loạt những bước cụ thể có thể tiến hành nhằm sống sót sau một cuộc tấn công như thế. Ủy ban cũng kêu gọi giới quân sự của Hoa Kỳ “tăng cường đối tác với các đồng minh ở Tây Thái Bình Dương” và “nới rộng ảnh hưởng của mình đến những quốc gia khác ở Á Châu để chứng tỏ sự cam kết tiếp tục của Mỹ ở khu vực này.” Xây dựng thế liên minh mạnh mẽ với ba trong số những mục tiêu đối đầu (hay thù nghịch) của Trung Quốc, đó là Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam – tượng trưng cho một phần của chiến lược này.

Chúng ta phải giải giới những vũ khí hủy diệt việc làm của Trung Quốc nếu muốn ngăn chận sự vũ trang khổng lồ của Trung Quốc.

Như lý thuyết gia chiến lược nổi tiếng Karl von Clausewitz đã từng nói: “Chiến tranh là một phần nối dài của chính trị, nhưng bằng những phương thức khác”. Ngày nay, cũng tương tự như thế, chúng ta phải công nhận rằng sự ráo riết tăng cường quân sự của Trung Quốc là sự nối dài trực tiếp của tăng trưởng kinh tế, và phần lớn sự tăng trưởng đó diễn ra trên những thiệt hại của Hoa Kỳ.

Đó là lý do tại sao cuối cùng chúng ta phải hiểu được rằng lập luận liên quan đến việc giải giới những vũ khí hủy diệt việc làm của Trung Quốc không phải là “cứu những việc làm của chúng ta” – cho dù chuyện đó là quan trọng đi nữa. Thay vào đó, lập luận tốt nhất để đối phó với những thủ đoạn mậu dịch bất chánh của Trung Quốc là luận cứ liên quan đến quốc phòng:

Nếu chúng ta tự giao nạp hạ tầng sản xuất của chúng ta cho chính sách lái buôn của Trung Quốc trong khi chúng ta tiếp tục tài trợ sự trổi dậy của Trung Quốc bằng cách mua sản phẩm Trung Quốc và chấp nhận những thâm thủng mậu dịch khổng lồ, tất cả những gì chúng ta đang làm như những kẻ tiêu dùng là tự tạo ra sự hủy diệt tối hậu cho chính chúng ta.

Đối Phó Với Con Rồng Thực Dân.
Coutering the Colonial Dragon.

Như chúng tôi đã minh họa rất chi tiết, gót giày Trung Quốc trên mặt đất đang hành quân xuyên khắp các lục địa Châu Phi và tiến vào Châu Mỹ La Tinh nhằm khuynh loát năng lượng và nguyên liệu cho bộ máy công nghiệp của Trung Quốc. Cho đến nay, đế quốc thực dân vừa chớm nở này đã tiến lên hầu như không bị thách thức.

Chận đứng làn sóng thực dân Trung Quốc chắc chắn sẽ không dễ dàng. Nhưng cũng giống như mọi cuộc hành trình bắt đầu với một bước nhỏ, ít nhất có một số bước mà chúng ta có thể làm ngay để đáp ứng thách thức toàn cầu này của Trung Quốc.

Ngăn chận ngay việc lạm dụng quyền phủ quyết Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc.

Đây là một trong những vấn đề đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: mỗi công dân Hoa Kỳ chúng ta phải liên tục tự vấn và hỏi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta tại sao Tổng Thống, Ngoại Trưởng và Đại Sứ tại Liên Hiệp Quốc vẫn giữ im lặng trong khi một Trung Quốc lái buôn tiếp tục xử dụng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc như một lợi khí mua bán nhằm giành lấy những nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguyên liệu từ những quốc gia côn đồ như Iran và những chế độ độc tài như Sudan và Zimbabwe? Hành vi lái buôn thô bỉ này của Trung Quốc nhằm củng cố đế chế thực dân của họ phải bị lên án quyết liệt không chỉ bởi Hoa Kỳ mà cả những quốc gia khắp thế giới - từ Âu Châu và Á Châu đến Châu Mỹ La Tinh và nhất là Phi Châu, nơi đang hứng chịu những hệ quả của chiến lược phủ quyết đẫm máu và man rợ của Trung Quốc.

Tái cấu trúc sứ mạng ngoại giao với trọng tâm đối kháng lại Trung Quốc.

Chúng ta cần tăng cường và bổ sung những định chế vốn đã giúp cho Hoa Kỳ tỏa “quyền lực mềm” ra khắp thế giới. Những định chế này bao gồm những cơ quan chính phủ như Sở Ngoại Vụ, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Tổ chức hòa bình thế giới và nhiều chi nhánh của quân đội Hoa Kỳ vốn cung ứng dịch vụ trong những vùng mà lực lượng Hoa Kỳ được điều phối tới.

Như một phần của nỗ lực phục hồi hoạt động ngoại giao Hoa Kỳ, chúng ta cũng cần theo dõi cẩn thận những hoạt động của Trung Quốc khắp thế giới. Sự theo dõi như thế phải được tiến hành khắp toàn cầu; do đó, tại mỗi cơ quan trong số gần 300 Toà đại sứ, Tổng lãnh sự và các cơ quan đại diện ngoại giao khác mà Hoa Kỳ duy trì khắp thế giới, chúng ta nên bổ nhiệm một hay nhiều chuyên gia Trung Quốc. Nói rộng hơn, sự tập trung này sẽ giúp xây dựng một đội ngũ cốt lõi gồm những nhà phân tích về Trung Quốc trong cộng đồng ngoại giao và tình báo Hoa Kỳ.

Cũng không nên bỏ qua sự đóng góp của các công ty có khả năng tỏa phóng quyền lực mềm của Hoa Kỳ. Thực sự có nhiều giám đốc điều hành công ty Hoa Kỳ tự xem mình là những nhà ái quốc và chúng ta cần vận động các xí nghiệp của họ trong khi hoạt động ở nước ngoài hãy hành động như những đại sứ của quốc gia.

Gửi Thông Điệp Hoa Kỳ ra khắp thế giới.

Cả hai chúng tôi đã nghe chương trình phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ở những nơi xa xôi trên khắp thế giới, và chúng tôi cảm nhận được sức mạnh của những thông tin như thế. Chúng ta cũng biết tầm quan trọng của những cơ sở như các Trung tâm Hoa Kỳ cung ứng thư viện và các chương trình văn hóa đã ảnh hưởng như thế nào lên những “com tim và khối óc” ở những nước đang phát triển. (Both of us have listened to radio broadcasts from the Voice of America in far-flung places around the world, and we both know first-hand the power of such information. We also know how important facilities like American centers offering libraries and cultural programming can be in swaying "hearts and minds" in developing countries.)

Về Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, cần ghi nhận là chương trình truyền hình phát qua vệ tinh rất phổ biến tại các vùng nông thôn Trung Quốc, nơi những căn nhà gạch thậm chí có đến 200 tuổi mắc đầy những đĩa nhận sóng vệ tinh lớn. Vì lý do này, chúng tôi nghĩ rất nên mở rộng dịch vụ truyền hình qua vệ tinh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đến Trung Quốc; và điều này có thể thực hiện trên những vệ tinh định vị hiện có ở Á Châu. Nếu Trung Quốc phản đối, chúng ta nên nói với họ đó là cách mà chúng tôi thực hiện một phần “tiếp cận thị trường” mà họ đã đồng ý khi ký kết với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới.

Phương Tây cũng có thể xem xét những cách thức để tích cực cung ứng tự do Internet qua dịch vụ máy chủ miễn phí (proxy server) cho các công dân Trung Quốc. Những dịch vụ này sẽ cho phép người xử dụng Internet vượt bức tường lửa của Trung Quốc và tự do du hành vào “thế giới ảo thực sự”.

Khi xem xét những lựa chọn như thế, cần nhớ rằng Hoa Kỳ vẫn còn là vua của thế giới trong lãnh vực truyền thông và tiếp thị. Vậy mà không ngờ chúng ta lại hoàn toàn thất bại trong việc tận dụng khả năng đó của mình để truyền đạt các giá trị dân chủ ra nước ngoài.

Thay thế tiếng Pháp và Đức bằng tiếng Quan Thoại ở các trường Trung Học.

Tất cả chúng ta đều phải sử dụng đa ngôn ngữ trong thế giới ngày nay, nhưng chúng ta sẽ rất thiển cận nếu trong thế kỷ 21 mới mẻ này, nhiều trường Trung học các cấp vẫn tiếp tục bắt học sinh chọn ngoại ngữ Pháp và Đức mà không mở lớp học tiếp Quan Thoại. Trong thực tế, tiếng Quan Thoại nên được dạy bắt đầu ở bậc tiểu học. Đây là một trường hợp trong đó chúng ta đã gặp kẻ thù và đó chính là hệ thống trường học. Vì vậy, hãy vận động Hội đồng giáo dục theo chiều hướng đó. Cùng lúc, hãy yêu cầu họ thay đổi lối viết tay bằng bàn phím máy vi tính.

Chấm Dứt Tai Họa Trung Quốc Trên Trung Quốc.
Stopping Death on China by China.

Ngay sau khi nhậm chức Ngoại Trưởng, bà Hillary Clinton đã thông báo với thế giới rằng Hoa Kỳ sẽ không gây áp lực với Trung Quốc về nhân quyền. Không thể có những lời thiếu thận trọng hơn về chủ đề này.

Sự thật là: Chúng ta cần một « cuộc cách mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc - ôn hòa hay không - hoặc để giải phóng nhân dân Trung Quốc khỏi sự cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc hay để bắt buộc lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng sự độc tài toàn trị của họ trên đất nước đông dân nhất hoàn cầu này. Hạ giọng và hạ thấp sức ép đối với những vi phạm nhân quyền như Ngoại Trưởng Clinton đã làm là đưa Trung Quốc lạc hướng hoàn toàn và tạo cho phần còn lại của thế giới có ấn tượng – rằng phương Tây ngấm ngầm chấp nhận chế độ ở Bắc Kinh và nhãn hiệu nhà nước tư bản độc tài toàn trị.

Khôi phục nhân quyền như một yêu tố của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới phải tiếp tục gây sức ép lên Trung Quốc để buộc họ tôn trọng những quyền căn bản của con người, gồm có tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và tín ngưỡng, cùng với tự do tổ chức tại nơi làm việc và quyền tự quyết về sinh đẻ.

Hoa Kỳ cũng phải cương quyết đứng ra đấu tranh cho quyền của những dân tộc bản xứ như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông; điều đó bao gồm cả việc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch diệt chủng hiện đang tiến hành trong những nơi không có gì là “khu tự trị” của Trung Quốc.

Giải tư, không đầu tư.

Chiến dịch « giải tư » chống những công ty Nam Phi đã rất thành công trong việc hạ bệ đám đầu xỏ kỳ thị chủng tộc. Chúng tôi đề nghị chiến thuật tương tự sẽ hiệu quả với một quốc gia lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài như Trung Quốc. Hãy làm phần việc của bạn bằng cách không đầu tư vào những doanh nghiệp Trung Quốc, quỹ hỗ tương Trung Quốc ngay cả qũy tăng trưởng dành cho các « quốc gia đang phát triển » vốn tràn ngập những chứng khoán Trung Quốc. Thành thật mà nói, bạn sẽ tự giúp mình bằng cách giảm bớt sự phiêu lưu của bạn vào một nền kinh tế đầy rủi ro, tham nhũng, và mờ ám, ảnh hưởng bởi những tài sản bong bóng. Nếu bạn muốn chơi lá bài tăng trưởng Trung Quốc, ít nhất hãy thực hiện một bước lùi bằng cách xem xét những quốc gia giàu tài nguyên như Úc Châu và Brazil cũng bùng nổ phát triển như Trung Quốc.

Hạn chế xuất khẩu những công cụ kiểm duyệt Internet.

Quá nhiều những “viên gạch” ảo - được đặt ra để xây dựng “bức tường lửa vĩ đại” của Trung Quốc - đã được sản xuất tại Hoa Kỳ bởi một số công ty nổi tiếng nhất của chúng ta; Cisco là một trường hợp điển hình cho vấn đề này. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt loại đồng lõa và lường gạt này. Do đó, Quốc Hội nên thông qua ngay một đạo luật hạn chế việc xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nhu liệu cũng như cương liệu nào có thể được những chế độ độc tài sử dụng để kiểm soát Internet.

Đối Phó Thách Thức Không Gian với Trung Quốc.
Meeting the China space Challenge.

Trong tất cả những lãnh vực mà chúng tôi đã trình bày - sự cạnh tranh để thiết lập một bá chủ trên không gian có thể có tác động lớn lao đến thế hệ tương lai của chúng ta. Muốn bảo đảm rằng con cháu chúng ta tránh khỏi cơn ác mộng của Tổng Thống Lyndon B. Johnson “ngủ dưới ánh sáng của mặt trăng cộng sản”, chúng ta phải nhanh chóng hành động. Với một chương trình không gian công cộng của Hoa Kỳ đang rối loạn và khủng hoảng ngân sách, chúng ta cần những tư tưởng mới táo bạo.

Nâng cao lợi thế công nghiệp tư nhân để giảm giá thành.

Sự hỗ trợ của chính phủ đã đóng một vai trò trọng yếu để khởi động chương trình không gian của chúng ta sau Spunik. Tuy nhiên, kể từ sự thành công của chương trình Apollo, mối họa tinh thần do lối kế toán phí phạm cộng với chính trị phe nhóm đã tạo nên một hình thức cạnh tranh nội bộ giữa những tay khổng lồ thiếu hiệu năng trong kỹ nghệ không gian và để lại cho chúng ta một nhóm quan liêu thám hiểm không gian chỉ dám đi một cách rụt rè nơi mà người ta đã đi nhiều lần trước đó – và lại phung phí quá nhiều.

Bây giờ đã đến lúc phải trao sự độc quyền thám hiểm không gian của chính quyền cho kỹ nghệ tư nhân thực sự và để cho cả dân sự lẩn quân sự được hưởng những lợi ích từ sức mạnh thị trường vốn luôn luôn phục vụ tốt cho quốc gia chúng ta. Miền Tây được chiến thắng bởi những thợ mỏ, trang trại, xe lửa, đường sắt, không bởi những kỵ binh của Custer. Một con tàu duy nhất chứa đầy những phi hành gia chính phủ bay cách trái đất một khoảng ngắn hơn từ Boston đến New York không phải là cách mà bạn chinh phục tiền đồn cuối cùng.

Trong thực tế, giảm chi phí của chương trình thám hiểm không gian là điều mà những công ty mới sinh động như Space X, Scaled Composites, Sierra Nevada, và XCOR hiện đang làm. Thậm chí còn hơn thế, loại thiết kế khoa học không gian tư duy tự do, năng động này là điều mà những đại doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc không bao giờ có thể sao chép được và giới lãnh đạo độc tài của Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép - mặc dù những điệp viên và tin tặc Trung Quốc chắc chắn sẽ ra sức đánh cắp những thành quả kỹ thuật. Do đó, chúng ta phải nâng cao lợi thế kỹ nghệ tư nhân Hoa Kỳ theo chiều hướng quan trọng này.

Vì những lý do đó, giám đốc NASA là Charles Bolden đã kêu gọi những công ty tư nhân nhanh chóng tiếp quản những chức năng “vận tải không gian” (space trucking) mang tính thế tục hơn và nhờ đó cung ứng điều kiện truy cập quỹ đạo thấp của Trái Đất thường xuyên, đáng tin cậy hơn. Giao những chức năng thế tục này cho kinh doanh tư nhân sẽ cho phép NASA quay trở về với những thách thức thám hiểm hào hứng hơn. Mục tiêu này đã được ngân sách của Tổng thống Obama hậu thuẫn, kể cả 6 tỷ Mỹ Kim trong quỹ bổ sung của NASA đặc biệt dành để đấu thầu những dịch vụ tư nhân.

Thúc đẩy giáo dục STEM bao gồm Khoa học, Kỹ thuật, Kỹ Sư và Toán.

Trung Quốc hiện đào tạo số lượng Khoa học gia và Kỹ sư gấp mười lần so với Hoa Kỳ và chúng ta là quốc gia đang tụt lại phía sau trong các lãnh vực này. Chúng ta phải tăng gấp đôi những nỗ lực của mình trên các trình độ cá nhân, gia đình, công ty và chính phủ để rút ngắn khoảng cách đó bằng cách khuyến khích những thế hệ mới của Hoa Kỳ trở thành kỹ sư hay khoa học gia và bằng cách cung ứng kinh phí, cơ sở vật chất và cơ hội.

Theo đó, những học bổng, tiền vay và trợ cấp giáo dục nên dành nhiều hơn cho Khoa học, Kỹ thuật, Kỹ sư và Toán - những bộ môn được gọi là STEM. Đồng thời, các phụ huynh cần khuyến khích con cái theo đuổi những nghề liên quan đến khoa học. Các cơ quan truyền thông cũng có thể đóng góp phần mình ở đây bằng cách tạo ra các thông điệp tích cực và hình ảnh gương mẫu về trẻ em xuất sắc, làm được những việc lớn hầu đẩy mạnh sự thăng tiến của nền văn minh của nhân loại. Những xí nghiệp cũng có thể tham gia bằng cách công khai khen thưởng những kỹ sư hàng đầu, tương tự như họ đã vinh danh những nhân viên bán hàng xuất sắc với tưởng thưởng lớn gồm những bữa ăn tối sang trọng và các chuyến du lịch đắt tiền vùng nhiệt đới.

Hãy chinh phục Mặt Trăng trước Trung Quốc.

Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thực sự hy vọng rằng chương trình không gian của Trung Quốc sẽ phụng sự lợi ích cho cả thế giới? Thực tế là: chúng ta phải tiên liệu rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu nhanh chóng tranh đoạt những tài nguyên không gian y hệt như họ đã khuynh loát toàn bộ Biển Đông như một vùng ảnh hưởng và tuyên bố những lãnh hải của Nhật Bản như một khu vực độc quyền của Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao Hoa kỳ phải bắt đầu tiến hành tuyên bố chủ quyền trên những tài nguyên không gian quý báu như mặt trăng trong khi chúng ta đang có một tư thế mạnh để làm chuyện đó. Chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành tuyên bố chủ quyền trên những thiên thạch giàu tài nguyên như Eros và những thiên thể có khả năng định cư được như Cres, Hỏa Tinh, và quần thể Lagrange. Khi những nước khác la hét phản đối chính sách “cướp đất” của chúng ta, hãy kéo họ vào bàn hội nghị và tạo nên một hệ thống công bằng nhằm cho phép tự do kinh doanh, tự do tư tưởng và những con người được tự do chuyển tải di sản lên các vì sao thay vì một Trung Quốc áp bức, độc tài theo chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Vài Suy Nghĩ Kết Luận.

Trong khi mỗi hành động cá nhân, quyết định điều hành, và cải cách chính phủ được nêu ra trong chương này sẽ cải thiện đáng kể những viễn tượng theo đó quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một quan hệ thịnh vượng thay vì một quan hệ ký sinh, có lẽ điều cần thiết nhất trên thế giới là phải điều chỉnh toàn bộ thái độ.

Đã từ lâu, chúng ta ở Phương Tây đã chờ đợi nền kinh tế Trung Quốc phát triển bằng một sự kỳ diệu nhằm biến đổi một chế độ độc tài dã man thành một quốc gia dân chủ tự do và cởi mở. Chúng ta đã chờ đợi qua vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, qua những chiến dịch diệt chủng ở Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, qua sự phát triển bộ máy tuyên truyền tinh vi nhất thế giới và qua hệ thống kiểm duyệt Internet khắt khe; qua sự phát tán một làn sóng những sản phẩm nguy hiểm giết người vào thị trường thế giới, qua sự lũng đoạn hạ tầng sản xuất của Hoa Kỳ, qua sự ô nhiễm toàn bộ những tài sản chung của thế giới, qua những vụ tấn công liên tục do một hệ thống gián điệp tinh vi trên những mục tiêu quân sự và kỹ nghệ, và qua sự trổi dậy của một lực lượng quân sự viễn chinh năm chiều (không, lục, hải, vi tính, không gian) có khả năng rồi đây sẽ tiến hành những tuyên bố chủ quyền phi lý về lãnh thổ khắp thế giới – và chắc chắn cả trong không gian, một ngày nào đó.

Chúng ta không nên chờ đợi thêm nữa. Thật vậy, đã đến lúc tất cả chúng ta phải đối đầu với Trung Quốc – ngay cả khi chúng ta đang trực diện với hy vọng sai lầm rằng Trung Quốc đang trổi dậy hòa bình bất chấp mọi dữ kiện đều chứng minh ngược lại.

Và ở đây ai cũng biết, không cần nói ra là: trong khi chúng ta tiến hành những vấn đề về Trung Quốc như chính sách lái buôn, an toàn sản phẩm, thay đổi khí hậu, nhân quyền và hợp tác quân sự, làm việc với Trung Quốc ở bất cứ cấp nào cũng đều đòi hỏi sự cảnh giác thường xuyên. Nó cũng đòi hỏi phải tuyệt đối tuân thủ những lời khuyên của Tổng Thống Ronald Reagan trong thời kỳ chiến tranh lạnh về đàm phán với Liên Xô cũ. Dựa trên hồ sơ tệ hại quá rõ ràng của Trung Quốc cho đến nay, với chính quyền Bắc Kinh, chúng ta phải “bất tín và liên tục kiểm chứng” một cách thích ứng.

Hết

Lý Thái Hùng
16/11/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét