19 tháng 12, 2014

Cứu Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Dư luận Việt Nam đang phẫn nộ về hai nạn nhân bị “tử hình oan” Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng trong tiếng kêu tuyệt vọng của thân nhân.

Chỉ trong vòng 36 tiếng,trên trang Facebook Việt Tân đã có đến 3,000 320 lượt đến, 83122 Like, 8793 share, 4772 chia sẻ.

về tấm hình thân nhân của anh Nguyễn Văn Chưởng kêu oan. Điều này đã cho thấy là dư luận đang bức xúc từng giờ trước bản án tử hình mà chế độ dự trù sẽ thi hành cuối năm nay đối với Nguyễn Văn Chưởng và đầu năm 2015 đối với Hồ Duy Hải.

02 tháng 10, 2014

Làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng Kông

Kỷ niệm năm thứ 7 (2007-2014) Ngày Quốc Tế Bất Bạo Động mồng 2/10 năm nay, nhân loại vừa ngạc nhiên, vừa thích thú theo dõi làn sóng bất tuân dân sự do một số sinh viên Hồng Kông lãnh đạo đang đẩy nhà cầm quyền Bắc Kinh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong các ngày vừa qua.

Vào thập niên 1930, khi khởi xướng phong trào giành độc lập bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, ông Mohandas Gandhi đã để lại một câu nói bất hủ: “Nguồn lực bất bạo động là sức mạnh lớn nhất trong tầm tay nhân loại. Tinh thần bất tuân dân sự nếu được tổ chức quy mô sẽ mạnh hơn vũ khí có sức tàn phá lớn nhất mà con người có thể phát minh.”

18 tháng 8, 2014

Nhân quyền và vũ khí sát thương (lethal weapon)

Trong thời gian vừa qua, sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Cộng, nhiều chính giới Hoa Kỳ đã lên tiếng về nhu cầu tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Mặc dù ông McCain có đề cập đến thành tích tôn trọng nhân quyền của Hà Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn vào mối quan hệ Việt Mỹ trong thời gian tới; nhưng nhiều chỉ dấu cho thấy là giới lãnh đạo Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Obama đang có những chuẩn bị dư luận nhằm bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Hà Nội vào tháng 9 tới đây.

17 tháng 7, 2014

Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD981 trước thời hạn?

Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam.

Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN.

Sự kiện Bắc Kinh cho rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam sớm hơn dự tính 1 tháng cho thấy đây không phải là động thái bình thường.

03 tháng 7, 2014

CSVN đổi lập trường vụ HD 981?

Sau 2 tháng ‘lình xình” trong nội bộ kể từ khi Bắc Kinh cho mang giàn khoan HD981 vào tận sân nhà của Việt Nam vào ngày 2/5 cho đến nay, bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã có những phát biểu mà một vài dư luận đã vội đánh giá rằng đã có thái độ “cứng rắn” đối với các quan hệ hữu nghị với Trung Quốc hiện nay.

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng không lùi bước trước sự đe dọa”.

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Không đánh đổi chủ quyền để nhận lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc”.

01 tháng 5, 2014

Quyền Lực Thứ Năm

Từ thời cổ đại đến nay, chính quyền thường chi phối 3 thứ quyền lực: Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp.

Khi truyền thông và báo chí phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 20 và nhất là sau khi báo chí Hoa Kỳ phanh phui vụ Watergate đưa đến sự từ nhiệm trách vụ Tổng thống của ông Nixon, báo chí và truyền thông đã được coi như quyền lực thứ tư, trong vai trò giám sát các hoạt động công quyền.

Kể từ khi mạng internet ra đời đã không chỉ giúp nối kết và chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng đến cho mọi người mà đã làm thay đổi rất lớn về đời sống và cách vận hành xã hội, quốc gia kể cả trật tự thế giới trong thế kỷ 21. Nói cách khác, internet không chỉ dừng ở cuộc cách mạng truyền thông số.

27 tháng 2, 2014

Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng

Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”

Do đó mà việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.

Tiến Sĩ Trần Công Trục đã chỉ nói một phần ý nghĩa của Công hàm 1958, và là phần phụ, phần bao quát không bao gồm ý nghĩa và hệ quả đích thực của Công hàm này.

Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

20 tháng 2, 2014

CSVN thất bại trong vụ án Lê Quốc Quân

Phiên tòa phúc thẩm xử Luật sư Lê Quốc Quân về cái gọi là “tội trốn thuế” tuy diễn ra ngắn ngủi vào sáng ngày 18 tháng 2 năm 2014, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải trì hoãn gần 2 tháng vì những áp lực quá lớn của dư luận.

Theo sự tiết lộ của một giới chức cao cấp thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, CSVN dự tính mở phiên phúc thẩm để đóng hồ sơ “30 tháng tù” đối với Luật sư Lê Quốc Quân vào cuối tháng 11 năm 2013. Mục tiêu của Hà Nội là để tránh những áp lực của các Tổ chức nhân quyền thế giới tại buổi Kiểm định định kỳ phổ quát (UPR) lúc đầu dự định là ngày 28 tháng 1 sau đổi sang ngày 5 tháng 2 năm 2014.

16 tháng 1, 2014

Bài học 40 năm và hành động hôm nay

Đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm trước sự chiến đấu hào hùng của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến 19/01/1974, người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng không quên cảnh giác trước những hành động xâm lấn vô lối mang tính leo thang mới đây của lãnh đạo Bắc Kinh để có những đối sách phù hợp.

Đầu năm 2014, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc loan báo hai quyết định phi lý tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ trên Biển Đông, bắt buộc tàu đánh cá "nước ngoài" phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của họ qua đường lưỡi bò chín khúc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

01 tháng 1, 2014

Nhìn lại năm 2013

Năm 2013 đã khép lại với nhiều diễn biến. Sống trong thời đại lớn mạnh của mạng xã hội, nhân loại đã đón nhận quá nhiều biến cố xảy ra, chưa kịp thẩm thấu thì nhiều sự kiện khác lại dồn dập ập đến. Do đó làm công việc điểm lại tình hình đã xảy ra trong năm 2013 không phải là công việc đơn giản trước hàng ngàn sự kiện đã đi vào ký ức của nhân loại.

THẾ GIỚI 2013:

Trước hết, điểm qua tình hình thế giới, có mấy biến cố sau đây được coi là nổi bật vì thu hút khá nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế.