26 tháng 4, 2006

Nhân Sự Lãnh Đạo Đảng Việt Cộng Sau Đại Hội X

Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đã bế mạc hôm 25 tháng 4 sau 8 ngày họp căng thẳng của hơn một ngàn đại biểu. Đại hội X đã có những thay đổi, đặc biệt là vấn đề chọn lựa nhân sự đã xảy ra nhiều diễn biến với một số kết quả khá bất ngờ. Trong 8 ngày họp, các đại biểu của đảng Cộng sản Việt Nam đã tốn khá nhiều thì giờ cho việc bầu cử ban chấp hành trung ương với những thể thức khác lạ so với các kỳ đại hội trước, chính vì thế mà những thảo luận về đưòng lối chính sách, kể cả việc mổ xẻ bản báo cáo chính trị đã không được chú ý.

19 tháng 4, 2006

Tiếp Tục Cố Thủ Trong Lô Cốt Mác - Lê

Sau những chuẩn bị với nhiều xung đột gay gắt trong nội bộ về hướng đi cũng như sắp xếp nhận sự trong ban lãnh đạo cho 5 năm tới, đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc Đại hội đảng lần thứ X kéo dài từ ngày 18 đến 25 tháng 4, tại khu Ba Đình, thành phố Hà Nội. Theo tin tức loan tải, đại hội quy tụ 1176 đại biểu bao gồm 1023 đại biểu bầu từ cấp đại hội cấp đảng bộ; 144 Ủy đảng biểu Trung ương đảng nhiệm kỳ IX và 9 đại biểu của đảng bộ nước ngoài. Trong hàng đại biểu là khách mời, chỉ có sự hiện diện các thái thượng hoàng Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Võ Nguyên Giáp; không thấy sự xuất hiện của ông Võ Văn Kiệt cũng như đại diện của một số đảng phái ‘hữu nghị’ từ nước ngoài như mọi kỳ đại hội. Đây là điều bất thường của đại hội lần này và sự không có mặt của ông Kiệt trong đại hội cho thấy là những xung đột quan điểm trong nội bộ đã trở nên phức tạp.

12 tháng 4, 2006

Những Chuyển Biến Của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

Trong hai ngày 6 và 8 tháng 4 vừa qua, hơn 100 nhà đấu tranh dân chủ đã cùng ký tên và cho phổ biến hai văn kiện mang tính chất nền tảng của công cuộc dân chủ hóa Việt Nam hiện nay. Lời Kêu Gọi Cho Quyền Thành Lập và Hoạt Động Đảng Phái Tại Việt Nam có 116 chữ ký, trong đó nhấn mạnh đến việc đòi hỏi Hà Nội hủy bỏ đều 4 hiến pháp, tức bãi bỏ sự độc quyền chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam và kêu gọi các đảng phái hoạt động bí mật trong nhiều năm dài tại quốc nội hãy can đảm đứng ra hoạt động công khai. Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam có 118 chữ ký, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu của công cuộc giành tự do, dân chủ cho Việt Nam hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam phải bị thay thế, nhằm thiết lập các quyền cơ bản của toàn dân như quyền tự do thông tin ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, quyền tự do hoạt động công đoàn, quyền tự do tôn giáo được tôn trọng.

04 tháng 4, 2006

Vấn Đề Đổi Tên?

Đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương
vào tháng 2, 1951 thành lập Đảng Lao Động Việt Nam
Trong những ngày vừa qua, trên mạng lưới Internet đã đăng tải một bài viết có tựa đề ‘Đảng Của Dân Tộc’ của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học ở Hà Nội. Trong bài viết này, tác giả đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam nên trở lại với tên đảng Lao Động Việt Nam cùng với tên nước là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Giáo sư Tương Lai cho rằng, thời đại hiện nay khái niệm về ‘giai cấp’ đã thay đổi, vì thế mà nhận thức về lực lượng cách mạng cũng đổi thay trên ba nền tảng:

Một là các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa bị áp bức, mà có nhà nghiên cứu cộng sản coi là giai cấp vô sản của thế kỷ 20 nổi lên đấu tranh đòi giải phóng....ngày nay không còn nữa.