09 tháng 11, 2009

Thế Giới Sau 20 Năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ

Vào lúc 6 giờ 57 phút tối ngày 9 tháng 11 năm 1989, xướng ngôn viên đài truyền hình quốc gia Đông Đức đã đọc bản thông báo rất ngắn liên quan đến quyết định của Ban chấp hành Trung ương đảng Thống nhất xã hội chủ nghĩa Đức (đảng Cộng sản Đông Đức) do Tổng Bí Thư Egon Krenz ký, cho phép người dân Đông Đức có thể qua lại Tây Đức mà không cần phải xin phép. Đúng 11 giờ tối, toàn bộ các trạm kiểm soát dọc theo bức tường Bá Linh đã bỏ ngỏ, lính Đông Đức biến mất, hàng ngàn người dân Đông Bá Linh lũ lượt kéo sang Tây Bá Linh ăn kem và ca hát. Một số thanh niên đã leo lên bức tường Bá Linh nhảy múa. Một số người khác đã dùng búa đập phá một khoảnh của bức tường. Những hình ảnh này đã được truyền đi trên khắp thế giới ngay trong đêm hôm đó.

04 tháng 11, 2009

Nhìn lại 20 năm

Lý Thái Hùng
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ

Theo tác giả, tường Bá Linh sụp đổ
trực tiếp giúp cho 'cơn bão dân chủ'
toàn Đông Âu.
 
Cách đây 20 năm, khát vọng tự do dân chủ của người dân Ba Lan và Hungary đã tạo thành cơn bão dân chủ - qua những cuộc đình công, biểu tình từ hàng chục ngàn người rồi lên đến hàng trăm ngàn người, diễn ra liên tục từ cuối năm 1988 - đã làm tê liệt toàn bộ xã hội, đẩy các chế độ Cộng sản tại đây rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan và tan rã quyền lực vào giữa năm 1989.

Nếu như cơn bão dân chủ này chỉ dừng lại ở hai quốc gia nói trên và không thổi đến Đông Đức - đẩy sập bức tường Bá Linh vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 - có lẽ đã không tạo ra hai biến chuyển ngoạn mục của hậu bán thế kỷ 20. Đó là sự sụp đổ của khối cộng sản quốc tế Liên Xô và sự chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1991.

22 tháng 10, 2009

Đọc Báo Cáo Của Nguyễn Tấn Dũng

Ngày 20 tháng 10 vừa qua, Quốc hội CSVN nhóm họp phiên thứ 6 của khóa 12. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã thay mặt chính phủ đến đọc một bản báo trong buổi sáng ngày khai mạc quốc hội. Bản báo cáo dài 12 trang, đầy chữ. Ông Dũng đã tốn gần 1 tiềng đồng hồ để kể lể về thành tích: “đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chận kịp thời đà suy thoái kinh tế và sau cùng là tiếp tục kiên định quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế thành công trong năm 2010”.

Theo thông lệ, những loại báo cáo của thủ tướng chính phủ trước các đại biểu quốc hội là văn kiện mang tính phô trương hơn là đi vào thực chất vấn đề. Tất cả được viết rất tròn và giải quyết xong mọi chuyện dù có khó khăn lúc đầu. Mục tiêu là để các đại biểu và cử tri toàn quốc an tâm phó mặc cho đảng và nhà nước giải quyết. Tuy nhiên, trong bản báo cáo lần này, có lẽ vì không thể nào tiếp tục che dấu những sự thật hãi hùng đang bị phơi bày trước công luận nên Nguyễn Tấn Dũng đã phải thú nhận một số những “hạn chế, yếu kém” của mình trong bản báo cáo.

02 tháng 10, 2009

60 Năm Thăng Trầm Của Hoa Lục

Hơn một trăm năm sau cuộc chiến tranh Nha Phiến (với Anh Quốc vào năm 1839) và non 40 năm sau sự tan rã của nhà Thanh (do cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911), Hoa Lục đã tái sinh trong một thể chế mới: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, sau khi phe Quốc Dân Đảng bỏ Hoa Lục chạy sang đảo Đài Loan.

Khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm giữ quyền lực, Hoa Lục là vùng đất nghèo nàn và lạc hậu. Lợi tức bình quân hàng năm trên đầu người không tới 60 Mỹ Kim. Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị lần thứ 3, Trung ương đảng Cộng sản khóa 7 vào tháng 6 năm 1950, Mao Trạch Đông đã tuyên bố rằng “Việc nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản để gấp rút xây dựng xã hội chủ nghĩa là con đường hoàn toàn sai lầm vì không thích ứng với tình hình Hoa Lục vào lúc này. Quốc hữu hóa các công ty tư nhân và hợp tác hóa nông nghiệp sẽ không tiến hành ngay mà cần một thời gian từ 5 đến 10 năm cho đến khi nào chính quyền xây dựng được nền tảng “dân chủ xã hội chủ nghĩa” ổn định”.

23 tháng 6, 2009

Đối Đầu Bất Bạo Động: Nhìn Từ Biến Cố Iran

Hàng trăm ngàn người tham gia vào những cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận đang xảy ra tại Thủ đô Tehran, Iran từ ngày 13 tháng 6 năm 2009 cho đến nay, làm cho người ta liên tưởng đến hai cuộc đấu tranh chống bầu cử gian lận đã từng xảy ra một cách ngoạn mục tại Cộng hòa Serbia vào năm 2000 và Cộng Hòa Georgia vào năm 2004, đưa đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài tại đây.

Làn sóng biểu tình tại Serbia đã bộc phát ngay trong đêm 23 tháng 9 năm 2000, khi phe chính quyền muốn đánh tráo kết quả bầu cử để Tổng thống Milosevic tiếp tục nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa, trong khi kết quả kiểm phiếu cho thấy là ứng cử viên đối lập Vojislav Kostunica đã thắng lớn, bỏ xa nhà độc tài Milosevic. Sau hơn 10 ngày ra lệnh cho công an đàn áp những người biểu tình, trước sức ép của dư luận quá mạnh, với những cuộc biểu tình, đình công, lãng công, bất phục tùng dân sự đã làm tê liệt toàn thể xã hội, Milosevic đã phải tuyên bố thua cuộc, chấp nhận kết quả chiến thắng của phe đối lập. Người ta gọi đây là cuộc cách mạng màu đen vì lực lượng đối lập đã dùng lá cờ của Đoàn Thanh Niên Sinh Viên Phản Kháng (Optor) làm điểm tựa tụ tập; lá cờ gồm màu đen và nắm tay đấm bằng màu trắng.

17 tháng 6, 2009

Từ Lê Chí Quang Đến Lê Công Định

Cách đây 7 năm, Luật gia Lê Chí Quang đã bị công an Hà Nội bắt giữ tại quán cà phê Internet vì bị cáo buộc là vi phạm điều 88 luật hình sự (lưu hành những tài liệu chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa) vào ngày 21 tháng 2 năm 2002 và bị đưa về giam tại nhà tù B14 thuộc Tỉnh Hà Đông. Nửa năm sau, ngày 8 tháng 11, Cộng sản Việt Nam đã đưa anh Lê Chí Quang ra tòa, không có luật sư biện hộ, không cho thân nhân tham dự. Phiên tòa diễn ra không quá 3 tiếng đồng hồ và anh đã bị kết án 4 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống lại nhà nước”. Nhưng do những áp lực mạnh mẽ của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của các tổ chức nhân quyền quốc tế, trung tuần tháng 6 năm 2004, Cộng sản Việt Nam đã phải thả luật gia Lê Chí Quang trước thời hạn, vào ngày 14 tháng 6 năm 2004, sau hơn 2 năm giam giữ.

28 tháng 5, 2009

Khai Thác Bauxite: Một Dự Án Không Tưởng

Trước sức ép khá mạnh mẽ của dư luận từ sau khi các nhà trí thức tại Việt Nam gửi kiến nghị yêu cầu quốc hội Cộng sản Việt Nam cho ngưng tiến hành dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, Bộ Công Thương – cơ quan chỉ đạo dự án khai thác Bauxite – đã gửi đến các đại biểu quốc hội Cộng sản Việt Nam một bản báo cáo mang số 91/BC-CP, gọi là tường trình về việc khai thác các dự án Bauxite, ngày 22 tháng 5 năm 2009. Bản báo cáo dài 13 trang chia làm năm phần:

Phần đầu tóm lược về những kế hoạch thăm dò và những dự tính khai thác Bauxite trong hai thời kỳ 2007 đến 2015 và từ 2016 đến 2025.

27 tháng 5, 2009

20 Năm Biến Cố Thiên An Môn - Đọc Hồi Ký Triệu Tử Dương

Ngày 19 tháng 5 năm 2009 vừa qua, nhà xuất bản Simon & Schutter tại Nữu Ước đã cho ra mắt chính thức tập Hồi Ký của ông Triệu Tử Dương, cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Trung Quốc, có tên là Prisoner of the State (Tù Nhân của Nhà Nước). Tập Hồi Ký này do ba người gồm Bào Phác (Bao Pu), Renee Chiang (vợ của ông Bào Phác) và Adi Ignatius (Chủ bút tạp chí Harvard Business Review) dịch và biên soạn từ những lời tự sự của họ Triệu, do chính ông tự thu lấy trong 30 cuộn băng cassette, mỗi cuộn dài 60 phút vào khoảng năm 2000. Gia đình hoàn toàn không biết gì về kế hoạch thu băng của ông Triệu Tử Dương. Mãi cho đến khi ông mất vào tháng 1 năm 2005, những người bạn rất thân của ông Triệu Tử Dương mới cho gia đình biết là họ đang giữ một số cuộn băng ghi những lời phát biểu của họ Triệu mà ông đã nhờ họ cất giữ. 30 cuộn băng cassette này thu ở phẩm chất rất tệ và từ những cuộn băng trước đó đã từng thu các bài hát thiếu nhi hay những tuồng hát bội của Tàu. Ông Triệu Tử Dương đã mất hai năm để thu các cuộn băng trong hoàn cảnh luôn luôn bị 5 công an canh chừng từ sáng đến tối. Ông đã cẩn thận ghi số thứ tự theo thời gian trên các cuộn băng. Mỗi người chỉ giữ một vài cuộn để tránh việc bị mất hoặc bị tịch thu toàn bộ. Sau này, gia đình cũng tìm thấy trọn bộ những cuốn băng mà ông Triệu Tử Dương đã cất giấu trong những đồ chơi của con cháu trong thư phòng của ông.

20 tháng 5, 2009

Khía Cạnh Chính Trị Trong Việc Khai Thác Bauxite Tại Tây Nguyên

Nếu như dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên bố, có lẽ vấn đề Bauxite đã không tạo ra sự bức xúc khó chịu trong hầu hết những ai có dịp biết và nghe đến nó. Hơn thế nữa, càng ngày những nhà nghiên cứu khoa học và xã hội càng phát hiện ra nhiều dữ kiện mập mờ trong việc lập dự án khai thác chung với Trung Quốc, bao gồm các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, về tái tạo môi trường Tây Nguyên sau khi khai thác… đã cho thấy, toàn bộ dự án là một trái bom nổ chậm. Chỉ có một thiểu số quan chức có liên hệ đến những phe nhóm đang ăn chia trong vụ khai thác Bauxite mới che tai tuyên bố những giọng điệu lưỡi gỗ: Khai thác Bauxite là chủ trương lớn của đảng, nhà nước. Do đó, vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên đã trở thành một biến cố chính trị quan trọng trong dư luận của người Việt và quốc tế hiện nay.

13 tháng 5, 2009

Việt Nam và Thềm Lục Địa

Tính cho đến ngày 13 tháng 5 năm 2009, hạn chót mà Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) yêu cầu các nước ven biển nộp bản tuyên bố chủ quyền về Vùng Đặc Quyền Kinh Tế theo quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thì đã có tất cả 50 quốc gia nộp bản tuyên bố chính thức như Mã Lai, Phi Luật Tân, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Hàn… và có 10 nước mới chỉ nộp bản sơ bộ, nghĩa là còn bổ túc thêm sau này. Theo con số này thì còn nhiều quốc gia ven biển đã chưa hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, việc Ủy ban phân ranh thềm lục địa gồm 21 quốc gia thành viên đã dành ra 10 năm - từ tháng 5 năm 1999 cho đến nay - để các quốc gia ven biển dựa theo điều 76 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đo đạt hầu xác định đường căn bản (baselines) rồi nộp bản tuyên bố chủ quyền trên vùng biển 200 hải lý tính từ đường căn bản trở ra là một biến chuyển rất lớn trong việc xác định đường ranh giới trên biển một cách rõ ràng giữa các quốc gia kể từ nay.

26 tháng 3, 2009

Cộng Sản Việt Nam Lọt Ổ Phục Kích Của Trung Quốc

Ngay sau khi xảy ra những xung đột mang tính chất “ẩu đả và dằn mặt” giữa hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ tại vùng Hải Nam hôm mồng 8 tháng 3, và ngay sau khi Phi Luật Tân công bố đạo luật xác định chủ quyền của mình trên 7.100 đảo lớn nhỏ trên Biển Đông, Trung Quốc đã mở chiến dịch ngoại giao để vừa ngăn chận các phản ứng trả đũa của Hoa Kỳ, vừa ngăn chận các quốc gia vùng Đông Nam Á đặc biệt là Cộng sản Việt Nam không làm giống như Phi Luật Tân.

17 tháng 2, 2009

20 Năm Nhìn Lại Biến Cố Tại Đông Âu: Những Diễn Biến Khởi Đầu Tại Ba Lan và Hung Gia Lợi

Những Diễn Biến Khởi Đầu Tại Ba Lan và Hung Gia Lợi

Ngày mồng 6 tháng 2 năm 2009 vừa qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đề cập về Hội Nghị bàn tròn giữa đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (đảng Cộng sản Ba Lan) với Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan như là khởi điểm đưa đến những diễn biến chính trị làm sụp đổ chế độ độc tài Cộng sản tại 8 quốc gia (Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Rumania, Bulgaria, Albania và Nam Tư) trong vùng Đông Âu vào năm 1989. Thật ra, Hội nghị bàn tròn không phải là khởi điểm mà là điểm kết của bước lùi chiến thuật trong diễn trình đối phó của đảng Cộng sản Ba Lan trước sự lớn mạnh của Công Đoàn Đoàn Kết - ra đời vào tháng 8 năm 1980 tại thành phố Gdansk. Nói cách khác, Hội nghị bàn tròn là một chiêu bài “câu giờ” của đảng Cộng sản Ba Lan nhằm giải tỏa sức ép của các cuộc đình công quy mô của Công Đoàn Đoàn Kết do ông Lech Walesa lãnh đạo kéo dài liên tục từ tháng 5 năm 1987 đến tháng 8 năm 1988, làm tê liệt toàn bộ mọi sinh hoạt xã hội vào lúc đó. Mục tiêu của đảng Cộng sản Ba Lan vào lúc đó là dùng Hội nghị bàn tròn để buộc Công Đoàn Đoàn Kết liên đới chịu trách nhiệm về các khủng hoảng xã hội và kiềm chế các hoạt động của Công Đoàn trong khuôn khổ luật pháp và hiến pháp của đảng Cộng sản.