Các chế độ độc tài không phải là một khối thuần nhất. Dù là độc tài cộng sản, độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân... đều giống nhau ở điểm: dựa trên bạo lực để khống chế người dân. Bộ máy bạo lực này tập trung vào trong tay của một số người, mang những đặc tính: "dựa vào nhau để tồn tại, dè chừng nhau để thủ thân, tranh chấp nhau để thủ lợi" trong các cơ quan từ trung ương xuống đến địa phương, nên luôn luôn xảy ra những xung đột nội tại. Nhìn bề ngoài, với bộ máy công an, cảnh sát, mật vụ và những phương cách đàn áp tinh vi, người ta dễ có ấn tượng rằng các chế độ độc tài được tổ chức kiên cố và chặt chẽ; nhưng trong thực tế, bộ máy bạo lực này là tập hợp của nhiều cá nhân, với những tham vọng khác nhau. Quan tâm duy nhất của nhóm người này là thường xuyên và tùy tiện vơ vét ngân sách quốc gia, tài nguyên thiên nhiên và sức sản xuất nội địa nhằm phục vụ cho tham vọng riêng tư. Trong đấu tranh, ta phải nắm vững những cường điểm và nhược điểm của chế độ độc tài để có những biện pháp đối phó hiệu quả.
27 tháng 2, 2008
20 tháng 2, 2008
Đối Đầu Bất Bạo Động: Sự Phản Kháng Toàn Diện
Các chế độ độc tài tồn tại được chính yếu là nhờ nắm hầu hết quyền lực quốc gia trong tay. Người dân bị kiểm soát bao tử và toàn thể xã hội bị khống chế nên sức đề kháng thường rất yếu, và do đó mà của cải, tài sản, phương tiện đều tập trung vào trong tay một thiểu số lãnh đạo và thân nhân của họ. Mặc dù chế độ độc tài có bị chi phối bởi thế giới bên ngoài như nguồn lợi nhuận từ giao thương với các quốc gia hoặc chịu áp lực tẩy chay, phản đối của thế giới, nhưng sự sống còn của họ tùy thuộc vào yếu tố quốc nội. Đương nhiên, áp lực quốc tế vẫn có thể rất hiệu quả ở một số mặt như việc lên tiếng can thiệp về phương diện đàn áp nhân quyền, tôn giáo, và nhất là khi có một phong trào phản kháng mạnh mẽ ở trong nước. Những biện pháp tẩy chay, cấm vận, cắt đứt ngoại giao của thế giới lên chế độ độc tài lúc đó sẽ góp một phần trợ giúp rất lớn trong nỗ lực chấm dứt độc tài. Do đó, muốn vận động thế giới hỗ trợ mạnh mẽ chúng ta phải coi nỗ lực xây dựng phong trào phản kháng ngay tại quốc nội là then chốt. Để làm được điều này, Giáo sư Gene Sharp, một lý thuyết gia về Đối Đầu Bất Bạo Động đã đề nghị bốn việc:
14 tháng 2, 2008
Đối Đầu Bất Bạo Động: Sức Mạnh Của Số Đông
Khi bị áp bức, bóc lột, con người đương nhiên phải đối kháng. Đấu tranh là hình thức đối kháng dứt khoát và triệt để nhất vì nhắm tới mục tiêu chấm dứt tình trạng áp bức và bóc lột. Từ tình trạng đối kháng tiến lên tình trạng đấu tranh, con người bị áp bức phải đi qua nhiều tiến trình khác nhau, ngày một triệt để và quyết liệt hơn. Bởi vì trong một xã hội bị một thiểu số thống trị, từng người có thể có những hành động đối kháng với ít nhiều kết quả tùy theo phạm vi liên hệ; nhưng đã nói đến đấu tranh, phải nói đến số đông, nói đến một tập thể cùng chia xẻ khát vọng chung. Nói cách khác, trong đấu tranh, ta có hai lực lượng đối đầu nhau: một bên là đại đa số người trong xã hội bị thống trị muốn chấm dứt áp bức để có một đời sống tự do. Một bên là thiểu số thống trị sử dụng bạo lực để luôn luôn duy trì tình trạng sợ hãi và thói quen tuân phục đã có từ lâu của người dân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)